Nữ giảng viên đại học bị kẻ lừa đảo "thao túng tâm lý" qua điện thoại, suýt mất 200 triệu đồng

(lamchame.vn) - Trước những dấu hiệu bất thường, công dân cần bình tĩnh trao đổi, thông tin với người nhà hoặc Công an cơ sở. Thủ đoạn lừa đảo không mới, nhưng vẫn có người mắc bẫy, do thiếu thông tin, nhận thức, đặc biệt là sự mất cảnh giác.

Nhiều người mắc bẫy, do thiếu thông tin, nhận thức, đặc biệt là sự mất cảnh giác (hình ảnh công an thường xuyên tuyên truyền kiến thức để người dân đề phòng)

Tình huống nhận được cuộc gọi báo tin con bị tai nạn, cần hỏi rõ họ tên, chức vụ của người cung cấp thông tin. Sau đó, gọi điện cho nhà trường, hoặc giáo viên, hoặc cho con mình (nếu con có điện thoại) để kiểm tra, kiểm chứng thông tin. Tình huống không liên lạc được thì phải trực tiếp hoặc nhờ người tin cậy đến tận nhà trường kiểm tra. Tuyệt đối không dễ dàng làm theo những yêu cầu của người lạ, cho dù có xưng danh là ai.

Phải trình báo ngay với cơ quan Công an gần nhất để cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết. Đồng thời cần thông báo cho nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, hoặc chủ động đưa thông tin lên mạng xã hội về tình huống bị lừa đảo của mình để cảnh báo xã hội, giúp nhiều người cảnh giác với thủ đoạn phạm tội mới của bọn tội phạm.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU