Email cho international admission officer (nhân viên tuyển sinh quốc tế) của trường xin một Zoom-call tầm 15 phút. Khi email, Minh An thường đính kèm lý lịch của bản thân. Đây là một cách để thực hiện informational interview trong thời buổi COVID, giúp cho Ban tuyển sinh nhớ rõ mình hơn. 10X An Giang đã chuẩn bị khá nhiều để giới thiệu bản thân, làm các mock interviews (các cuộc phỏng vấn giả) và cũng như chuẩn bị câu hỏi cho Ban tuyển sinh. Trong vòng năm ngoái, cô bạn đã có khoảng 10 cuộc informational interviews.
Minh An cũng đưa ra các lưu ý: "Thứ nhất, không phải trường nào cũng cân nhắc yếu tố demonstrated interest của học sinh. Đó đa phần là trường top, được nhận vào là ai cũng muốn đăng ký học như Williams, Harvard, Princeton.
Những trường công siêu to như Penn State, Ohio State cũng không xét vì họ nhận rất nhiều đơn mỗi năm. Nhưng cũng có nhiều trường top cao như Bates College xét yếu tố demonstrated interest ở mức "Important". Nếu muốn biết trường có cần DI không, hãy tra cứu Common Data Set for + tên trường.
Thứ hai, nếu bạn không có demonstrate interest thì được không? Vẫn được! Bạn vẫn có thể tập trung vào những yếu tố quan trọng khác như GPA, hoạt động ngoại khóa và luận. Nhưng nếu bạn tự tin vào khả năng Speaking của mình thì bạn hoàn toàn có thể demonstrate interest để nổi bật hơn trong vô vàn thí sinh và tăng tỉ lệ đậu của bản thân. Nó cũng sẽ thể hiện bạn là một học sinh tự tin và chủ động.
5. Hãy có một người bạn đồng hành
"Tự apply được không? Được. Nhưng sẽ cần rất nhiều sự tự tìm tòi, khả năng quản lý thời gian tốt và nếu lí tưởng hơn nữa là có những người bạn đồng hành. Mình thấy điều này phù hợp hơn với các bạn ở thành phố lớn vì thường các trường lớn ở các TP lớn mỗi năm sẽ có khá nhiều học sinh đi du học, các bạn hoàn toàn có thể kết nối và hỏi họ về quá trình du học.
Thật ra An nghĩ những gia đình và các bạn học sinh ở tỉnh nhỏ như An đều có một tư tưởng mơ hồ như này: Đó là các bạn học sinh xuất sắc sẽ tự tìm được học bổng chứ không cần ai trợ giúp. Các trung tâm du học ở chỗ mình thì có nghĩa là xuất khẩu lao động. Đây là một tư tưởng mà mình cũng không rõ đến từ đâu. Nhưng mình đã có một thời gian khá khó khăn khi bắt đầu tự tìm hiểu, có lẽ là sự thiếu định hướng, không có ai đồng hành bên cạnh và khó khăn trong việc lọc thông tin trong những group du học", Minh An chia sẻ.
10X An Giang bắt đầu tìm hiểu học bổng từ năm lớp 10, nhưng đến năm lớp 12 vẫn chưa thật sự hiểu về quá trình nộp hồ sơ đại học. Sau đó, cô bạn may mắn tìm được người đồng hành, chỉ dẫn cho mình.
6. Thất bại là mẹ thành công
Lần đầu bị từ chối, 10X An Giang cảm thấy nhiệt huyết, cảm xúc dành cho ngôi trường mơ ước đều tan vỡ. Lần thứ 2, thứ 3 bị từ chối, An cảm thấy lo lắng. Lần thứ 5, 6, 7, khi bị từ chối bởi những ngôi trường an toàn với lý do những trường đó không đủ tài chính cấp học bổng cho mình, 10X cảm thấy khó hiểu và giận dữ, với chính bản thân mình.
Lần thứ 8, thứ 9, An bình tĩnh hơn và có phần chấp nhận việc mình có thể không bao giờ đi du học được. "Có lẽ ngay từ đầu, đối với một học sinh quốc tế cần nhiều tài chính như mình thì không có trường nào là safe school.
Sau khi gần như chấp nhận điều đó, mình lại không cảm thấy quá trình của bản thân là vô nghĩa. Ngay cả bây giờ nhìn lại, mình thấy thành quả lớn nhất không phải là hai học bổng toàn phần, mà là một sự trưởng thành vượt trội.
Trong suốt quá trình, cái nhìn của An về Mỹ nói riêng, thế giới nói chung, và quan trọng nhất chính là về bản thân An, đã trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. An biết mình là ai, muốn gì. Và sau 9 lần thất bại, An đã thành công.
Nếu năm nay bạn cũng bị từ chối như An, đừng vội buồn rầu nhé. Mình và bạn bè hay đùa nhau: Du học Mỹ tức là đạng "đánh bạc". Thế nhưng, mỗi sự thất bại là một bài học, là một bước đệm cho bạn đi lên con đường thuộc về bạn. Thất bại hôm nay, sẽ là thành công ngày mai", An đưa ra lời khuyên.