Nhìn chung, các nhà khoa học phát hiện ra rằng 80% sự khác biệt về mức độ hạnh phúc của con người có liên quan đến những đặc điểm tính cách nhất định. (Ảnh minh họa)
Tiến sĩ Mottus giải thích: "Nói rộng ra, những người hài lòng hơn với cuộc sống của họ thường ổn định hơn về mặt cảm xúc, hướng ngoại và tận tâm hơn. Cụ thể hơn, những người hài lòng với cuộc sống của mình cảm thấy được thấu hiểu, hào hứng và quyết đoán, trong khi những người kém hài lòng hơn cảm thấy ghen tị, buồn chán, bị lợi dụng, yếu kém và không được coi trọng".
Mặc dù nghiên cứu tập trung vào người trưởng thành ở Estonia, nhưng kết quả này đúng với các quốc tịch và tầng lớp xã hội khác nhau. Mức độ hài lòng trong cuộc sống dao động theo thời gian đối với nhiều người, nhưng họ có xu hướng trở lại trạng thái ổn định của mình sau đó.
Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra mối liên hệ giữa tính cách và hạnh phúc không phải là thoáng qua mà là lâu dài. Tuy nhiên, các nghiên cứu này có thể đã đánh giá thấp tác động của tính cách đối với hạnh phúc.
Tiến sĩ Mottus nhấn mạnh thêm: "Điều này không có nghĩa là những trải nghiệm không ảnh hưởng lâu dài đến sự hài lòng trong cuộc sống".
"Nhưng với những trải nghiệm có ảnh hưởng tới hạnh phúc, chúng phải định hình con người một cách tổng quát hơn thay vì chỉ khiến họ hài lòng hoặc không hài lòng. Điều này cần có thời gian và không xảy ra quá thường xuyên".