Chất làm đầy (filler) là hợp chất có cấu tạo từ axit hyaluronic, tiêm vào da để tạo khối mô dày dưới nếp nhăn vùng cần nâng độn, tạo hình cằm, đường cong mà không cần phẫu thuật.
Chất làm đầy (filler) được tiêm vào da để tạo khối mô dày dưới nếp nhăn vùng cần nâng độn, tạo hình cằm, đường cong mà không cần phẫu thuật.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Phương Ngọc (nguyên giảng viên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,TP.HCM) tư vấn, riêng về filler (thuộc thẩm mỹ nội khoa), các nhà sản xuất cũng lưu ý không sử dụng cho phụ nữ có thai vì chưa đủ dữ liệu chứng minh chúng an toàn với đối tượng này.
Filler tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai |
Chế phẩm bán theo kilogram để sản xuất filler cũng có bán. Những chế phẩm này tuy có cùng công thức cấu tạo từ Axit Hyaluronic nhưng tùy thuộc vào công nghệ điều chế sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau. Vì vậy, người dùng phải tìm hiểu kỹ hơn về thông tin sản phẩm trước khi lựa chọn.Bên cạnh đó, thị trường cũng xuất hiện rất nhiều loại filler kém chất lượng, trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Một trang bán hàng nổi tiếng của Mỹ có rất nhiều loại filler, giá cả khá chênh lệch.
Những sản phẩm filler đạt chuẩn sẽ được chứng nhận bởi FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) hoặc CE Mark. Một số loại filler đã được Bộ Y tế kiểm định, cho phép nhập khẩu và cấp phép lưu hành như Restylane, Juvederm và Radiess.
Theo Sohuutritue.net.vn