Quá mê cafe khi đang cho con bú, mẹ có thể thử loại này

(lamchame.vn) - Việc uống cafe trong giai đoạn này cần chú ý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra, hạt cà phê decaf được rửa trong dung môi để loại bỏ 97% hàm lượng caffeine trước khi rang. Ngoài khác biệt ở lượng caffeine, giá trị dinh dưỡng của loại cà phê đặc biệt này được giữ gần giống với cà phê thông thường.

Với những lý do trên thì cà phê decaf là một sự thay thế khá lý tưởng cho cà phê thường đối với phụ nữ mang thai, sau sinh và cho con bú. Tuy vậy, các mẹ bỉm cũng không nên quá lạm dụng loại cafe này, thay vào đó có thể dùng các loại đồ uống bổ dưỡng khác làm từ sữa, rau củ và trái cây, ngoài ra nên uống 2-2,5 lít nước/ngày.

Mẹ cho con bú thì uống cà phê thường được không? 

Khi mẹ uống cà phê, 15 phút sau là sẽ có caffein trong sữa mẹ và mất hơn 6 tiếng để thải hết caffein ra ngoài. Khoảng 1% lượng caffein sẽ qua sữa mẹ.

Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo có thể uống trung bình 2-3 tách (470–710ml) thức uống có chứa cà phê/ ngày (lượng caffeine trong tất cả các loại thức uống, đồ ăn không được quá 300mg/ ngày). Tốt nhất là mẹ hãy "nhìn" phản ứng của con, nếu chỉ cần 1 ngụm nhỏ mà con đã có những biểu hiện khó chịu (ví dụ: rối loạn giấc ngủ) thì mẹ tạm ngưng cà phê.

Hơn nữa, việc hấp thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra những tác động tiêu cực đến bản thân người mẹ, chẳng hạn như: Lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, chóng mặt và mất ngủ.

Và mẹ ráng "nhịn" cho đến khi ít nhất con trên 3 tháng tuổi hãy uống cà phê vì lúc này cơ thể con có thể thải caffein ra được nhanh hơn.

Uống cafe có làm giảm sữa mẹ?

Không có bằng chứng cho thấy caffeine làm giảm nguồn sữa mẹ. Các nhà nghiên cứu cho thấy một số nghiên cứu về lượng caffein ở các bà mẹ đang cho con bú và nhiều năm quan sát lâm sàng không ghi nhận các tác dụng phụ về giảm lượng sữa mẹ.

Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng cần phải lưu ý các nguồn thực phẩm khác cũng chứa caffeine như: soda, chocolate, trà và một số khác. Nếu dùng cà phê decaf cùng lúc với các sản phẩm khác cũng chứa caffeine thì mức tiêu thụ caffeine tăng lên sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU