- Ngoài ra mẹ có thể rã đông sữa bằng máy rã đông:
+ Cho nước vừa đủ vào khoang máy hâm sữa. (Mỗi loại máy hâm sữa sẽ yêu cầu một mức nước khác nhau, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.)
+ Sau khi đặt sữa cần rã đông vào máy, chọn chế độ rã đông và nhấn nút công tắc để khởi động máy.
+ Thông thường, máy hâm sữa sau khi rã đông xong sẽ nâng nhiệt độ lên để hâm sữa cho bé. Bạn chỉ cần đợi máy hoàn thành xong chu trình rã đông - hâm sữa là có thể lấy sữa cho bé sử dụng.
3. Những lưu ý khi rã đông sữa mẹ
- Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, sữa mẹ sau khi rã đông chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian nhất định. Qua khoảng thời gian vàng này, mẹ không nên sử dụng cho bé vì sữa có thể đã hỏng hoặc không còn đảm bảo đủ dưỡng chất cho trẻ, cụ thể sau khi rã đông và để sữa ở nhiệt độ phòng thì chỉ sử dụng trong 1-2 giờ.
- Sau khi hâm nóng chỉ ăn một lần, lượng sữa thừa phải bỏ, không được cho con dùng lại.
- Không rã đông sữa bằng nhiệt độ phòng: Sữa từ ngăn đông bị đem ra rã đông ở nhiệt độ thường có thể khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào sữa.
- Không thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột: Thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng trong sữa.
- Không lắc mạnh bình sữa rã đông: Rung lắc mạnh bình sữa có thể làm mất kháng thể trong sữa, ngoài ra còn làm đứt gãy những liên kết phân tử của sữa, làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có.
- Khi rã đông sữa mẹ thấy có cặn trắng là điều bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do mẹ thiếu nước, uống ít nước nên sữa mẹ đặc, khó tan. Để khắc phục tình trạng này, mẹ chỉ cần ăn uống khoa học, bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
- Đôi khi sữa tan đá có mùi không dễ chịu với con. Có thể là mùi và vị chua lạ là từ một loại enzyme trong sữa có tên là lipase. Lipase tự nhiên phá vỡ các chất béo của sữa trong quá trình bảo quản, tuy nhiên vẫn an toàn khi cho con ăn sữa. Mùi khó chịu này chỉ có mẹ mới ngửi thấy rõ. Hầu hết các bé sẽ vẫn ăn bình thường chỉ có điều những bé nhạy cảm có thể không uống vì không thích mùi vị đó.