PV: Với doanh nghiệp thường xuyên phải giao dịch bằng tài khoản ngân hàng nếu bây giờ kết nối chung dữ liệu như vậy thì giao dịch của doanh nghiệp có bị cơ quan công an nắm bắt hết thông tin không, thưa Thượng tá?
Thượng tá Vũ Văn Tấn: Đây là hai hệ thống độc lập. Cùng với đó, bản thân các giao dịch của ngân hàng đã được quy chuẩn bởi pháp lý. Do vậy, ngay kể cả các tài khoản ngân hàng theo luật định đã không cung cấp cho đơn vị thứ ba.
Do vậy, khi chúng ta tiến hành giao dịch, thì ở đây chỉ là tiến hành xác thực thông tin trên bề mặt trước thẻ CCCD với thông tin tài khoản ngân hàng cung cấp để gặp nhau và thực hiện các giao dịch chứ không phải được đối khớp với nhau và quản lý lẫn nhau. Do vậy, chuyện công dân, hay doanh nghiệp tham gia vào tất cả các giao dịch của ngân hàng thì an ninh, an toàn bảo mật do ngân hàng phải chịu trách nhiệm và được điều tiết cung cấp thông tin bởi pháp lý theo Luật Ngân hàng.
PV: Việc tích hợp các dịch vụ tài chính ngân hàng chắc chắn đòi hỏi sự phối hợp giữa các bên và các cơ quan chức năng thì luôn luôn đảm bảo được quy trình bảo mật cũng như đảm bảo an toàn tài sản cho cá nhân như doanh nghiệp đúng không thưa Thượng tá?
Thượng tá Vũ Văn Tấn: Như tôi đã nêu, việc quan hệ của doanh nghiệp, hay quan hệ cá nhân tham gia vào các hoạt động tài chính đã được luật, pháp lệnh điều chỉnh. Dữ liệu đó không thể cung cấp cho bên thứ ba, trừ những trường hợp đặc biệt phục vụ vấn đề an ninh quốc gia. Do vậy, việc giao dịch đó, ngân hàng không chuyển cho bộ Công an được.
Đây là hai hệ thống đốc lập, người ta chỉ gặp nhau bởi các trường thông tin công dân và sinh trắc để đối sánh. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tham gia các giao dịch và không phải mang nhiều loại giấy tờ.
Còn lại tất cả các giao dịch đó, phía bên dữ liệu dân cư cũng không lấy về và phía ngân hàng không cho. Do vậy là người dân hoàn toàn yên tâm về các giao dịch của mình được ngân hàng bảo hộ.
PV: Trân trọng cảm ơn Thượng tá!./.