SARS-CoV-2 chủng mới là "kẻ săn mồi" hiệu quả với tốc độ lây lan dữ dội: Chính các nhà khoa học cũng ngạc nhiên

Các thí nghiệm giúp giải thích tại sao chủng virus corona mới nhanh chóng ‘thống trị’ trên toàn thế giới.

Virus gây ra COVID-19 không còn là chủng virus đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc. Một nghiên cứu mới cho thấy nó đã thay đổi một chút theo hướng dễ lây sang người hơn, Web MD đưa tin.

So với người mắc chủng ban đầu, người mắc virus chủng mới - được gọi là 614G - có lượng virus nhiều hơn trong mũi và họng, mặc dù họ dường như không bị bệnh nặng hơn. Nhưng virus chủng mới dễ lây lan sang người khác hơn nhiều.

Tiến sĩ Ralph Baric, giáo sư dịch tễ học, vi sinh học và miễn dịch học tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ), cho biết: "Điều này hoàn toàn có lý".

Ảnh minh họa virus corona

Chủng virus corona mới có một sự thay đổi trong các protein mũi nhọn – khu vực vỏ bên ngoài virus mà gắn liền vào các tế bào của con người và lây nhiễm cho các tế bào này.

Sự thay đổi này khiến virus trở thành ‘kẻ săn mồi’ hiệu quả hơn nhiều. Nó di chuyển nhanh chóng từ tế bào này sang tế bào khác trong cơ thể, tự sao chép với một tốc độ dữ dội.

Các thí nghiệm của tiến gĩ Baric giúp giải thích tại sao chủng 614G, xuất hiện lần đầu tiên ở Châu Âu vào tháng 2, đã nhanh chóng ‘thống trị’ trên toàn thế giới.

Baric nói rằng virus có khả năng đã nhảy ra khỏi loài dơi và phát hiện một quần thể vật chủ mới là con người. Không ai trong chúng ta có bất kỳ biện pháp phòng thủ miễn dịch nào chống lại virus, vì vậy chúng ta là mục tiêu chính. Virus có lợi thế di truyền giúp chúng tự sao chép nhanh hơn và nhảy nhanh hơn giữa các vật chủ.

Baric, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về virus corona, cho biết: "Vì vậy, nó có thể nhảy từ người này sang người khác, đó sẽ là loại virus cạnh tranh nhất nếu xét về khả năng tự duy trì".

Nghiên cứu mới của Baric vừa được công bố trên tạp chí Science.

Virus gây ra COVID-19 không còn là chủng virus đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc. Một nghiên cứu mới cho thấy nó đã thay đổi một chút theo hướng dễ lây sang người hơn (Ảnh minh họa)

Trong thí nghiệm của Baric, động vật bị nhiễm chủng 614G truyền virus sang động vật khỏe mạnh nhanh hơn nhiều so với những động vật bị nhiễm chủng ban đầu.

Baric và nhóm của ông cũng tự hỏi liệu những thay đổi về cấu trúc của virus có ảnh hưởng đến cách hoạt động của các liệu pháp điều trị trong tương lai (bao gồm cả vắc xin). Tất cả các phương pháp điều trị hiện đang được phát triển để chống lại chủng virus ban đầu xuất hiện ở Trung Quốc.

Họ đã thử nghiệm các kháng thể chiết xuất từ máu của những người đã sống sót sau khi nhiễm COVID-19 trên cả chủng mới và cũ, và họ không tìm thấy sự khác biệt đáng kể nào về mức độ hoạt động của các kháng thể đó trong việc vô hiệu hóa virus.

Đây là tin tốt vì nó có nghĩa là những người phục hồi sau khi bị nhiễm chủng ban đầu vẫn có thể có một số biện pháp bảo vệ chống lại chủng mới.

Tuy nhiên, sự đột biến này đặt ra câu hỏi về tốc độ xuất hiện của các chủng mới và liệu một trong những chủng đó có thể gây ra vấn đề trong tương lai hay không, Baric nói.

Virus corona, với tư cách là một nhóm, thường cực kỳ ổn định. Chúng có một phân tử đặc biệt đảm bảo virus được sao chép chính xác. Do đó, tốc độ xuất hiện của các chủng virus corona mới đã khiến các nhà khoa học phần nào ngạc nhiên.

(Nguồn: Web MD)

 

Theo soha.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU