Thai phụ được chỉ định gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Tuy nhiên vừa gây tê thì bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu nghi sốc phản vệ. Mặc dù e kíp y bác sĩ tập trung cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ, tình trạng sản phụ chuyển biến xấu nên được chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Cả mẹ và con cuối cùng không thể cứu được .
Sau khi sảy ra tình trạng trên, công an đã đến bệnh viện niêm phong hồ sơ bệnh án và trưng cầu Viện giám định pháp y quốc gia mổ tử thi.
Sau khi gây tê tủy sống để mổ "bắt con", cả mẹ lẫn thai nhi tử vong (Ảnh minh họa) |
Theo ông Văn Tất Phẩm, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Nam, Bệnh viện đã lập hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân tử vong của sản phụ cùng thai nhi. Kết quả giám định pháp y sẽ có sau 1-2 tuần. Nếu gia đình vẫn chưa đồng thuận, Sở Y tế sẽ thành lập hội đồng chuyên môn xem xét vụ việc.
Ông Phẩm cũng chia sẻ, trường hợp này nếu đẻ ở bệnh viện tỉnh bác sĩ vừa có thể cấp cứu mẹ vừa mổ cứu con. Tuy nhiên do sản phụ sinh tại tuyến dưới, trong tình trạng khẩn cấp bác sĩ chỉ có thể tập trung cứu mẹ.
Ngày 28/9, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nam đề nghị báo cáo về tai biến sản khoa này. Trung tâm y tế huyện Thanh Liêm rà soát lại việc tuân thủ các quy trình dịch vụ kỹ thuật trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.
Hiên nay, tỷ lệ sốc phản vệ khi gây tê tủy sống thấp, 1/1.000 trường hợp. Khi mổ lấy thai trên thế giới đa số bác sĩ dùng kỹ thuật gây tê tủy sống. Một số trường hợp đặc biệt như người mẹ có bệnh tim, huyết áp, nguy cơ chảy máu do nhau tiền đạo, sản giật, tiền sản giật, suy giảm chức năng gan, thận, phổi... được gây mê toàn thân (còn gọi là gây mê nội khí quản), việc gây mê này sẽ an toàn hơn cho người bệnh.
Theo uớc tính trên thế giới 10 ca gây tê tủy sống thì có thể một ca bị biến chứng như tụt huyết áp, chảy máu, thậm chí nguy cơ ngừng tim. Quá trình cấp cứu cho trường hợp này cực kỳ khó khăn, nguy cơ tử vong cao. Vì thế, từ năm 2017, để an toàn cho sản phụ, Bộ Y tế yêu cầu gây mê toàn thân trong những trường hợp đặc biệt.