Sự khác biệt của người giàu: Kiếm hay tiêu tiền đều phải học, không phải chỉ ngồi 8 tiếng trên văn phòng là xong

Trong khi chúng ta đang chật vật mưu sinh, ngưỡng mộ những người giàu có thì họ lại kiếm thêm được bộn tiền.

Bạn có nghĩ sự khác biệt giữa người có cuộc sống thiếu thốn và người giàu chỉ là tiền? Bạn nghĩ người giàu chỉ đơn giản là giàu?

Dưới đây là một câu chuyện có thật. Tôi có một người bạn thân, anh ta đã đến gặp tôi vào năm ngoái và nói là muốn mời tôi đi ăn tối. Lý do cũng khá đơn giản, bởi anh ấy vừa chuyển tới làm một công việc gần chỗ làm của tôi với mức lương tháng là 20.000 tệ (khoảng 68 triệu). Lúc đó, tôi rất mừng cho anh ấy, đồng thời cũng tò mò rằng sau 7 năm làm việc, anh ấy đã làm gì để đạt được mức lương cao như vậy.

Để trả lời cho câu hỏi của tôi, anh ấy nói rằng mình làm việc ở công trường, nếu siêng năng, anh ta có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Sau khi biết công việc anh ta làm, tôi lại không cảm thấy vui nữa, thậm chí còn có chút chua xót. Cái gọi là lương tháng 20.000 tệ của anh ta không phải là lương cơ bản, mà phụ thuộc vào tổng số lượng thời gian và công sức lao động đạt được. Cho dù là thợ lành nghề thì việc dựng giàn giáo mỗi ngày cũng vô cùng mệt mỏi. Thời gian làm việc còn hơn chục tiếng một ngày, thậm chí túc trực 24/7 là điều đương nhiên, làm liên tục mấy tháng trời như vậy thấy người không mệt mỏi, ốm yếu mới là lạ.

(Ảnh minh hoạ)

Trước đây tôi thường làm những công việc lặt vặt, làm theo ca, tôi thường xuyên đảo lộn cả ngày lẫn đêm, làm được một tuần tôi đầu óc quay cuồng, tinh thần vô cùng kém. Tôi không thể tưởng tượng được cường độ làm việc của Xiao Tian thì tình hình sức khoẻ của tôi có thể kéo dài được bao lâu. Điều đáng sợ hơn nữa là nếu mọi người cứ làm công việc kiểu này thì tầm nhìn của bạn chỉ là một mét vuông từ nơi bạn làm việc, bởi công việc lặp đi lặp lại sẽ làm tê liệt đầu óc và hạn chế tầm nhìn của bạn. Bạn nghĩ rằng mình đang kiếm tiền, nhưng thực ra bạn đang bán rẻ tuổi thanh xuân quý giá nhất của mình. Vả lại, khi đã có tuổi rồi, bạn định so thể lực với mấy anh thanh niên vừa mới ra trường, thân hình tráng kiện kiểu gì? Điều đáng buồn nhất là thu nhập của bạn có thể không tăng trưởng đáng kể, và bạn có thể thất nghiệp bất cứ lúc nào trong tương lai.

Mọi người đều có ước mơ làm giàu và cuộc sống giàu sang, nhưng trong thực tế, những người khác nhau cho thấy sự khác biệt lớn về kinh tế, thậm chí cả thế giới khác nhau. Bạn có bao giờ để ý rằng khi thu nhập của bạn tăng lên, thì mức tiêu dùng của bạn cũng sẽ tăng lên, đây là một vấn đề nhức nhối đối với tầng lớp trung lưu: thu nhập càng cao thì việc giữ tiền càng khó.

Tôi từng gặp phải trường hợp như thế này. Tôi đã cùng đi ăn tối với một doanh nhân thành đạt. Anh ta đã tự kinh doanh được 3 năm, là “phú ông” trong mắt nhiều người, nhưng anh lại than thở với tôi, nói rằng cuộc sống của anh khó khăn quá! Tôi cứ nghĩ anh ấy đang giả vờ nhưng sau này tôi mới có thể hiểu được những gì anh ấy nói. Khi thu nhập của anh ấy tăng lên, các khoản chi tiêu của anh ấy cũng tăng theo ví dụ như mua quà cho bạn gái, khoản vay mua xe, mua nhà… khiến anh khó thở.

(Ảnh minh hoạ)

Khi có tiền, việc tiêu tiền xa hoa và tận hưởng cuộc sống là điều bình thường, nhưng hãy lý trí, nếu không bạn sẽ không bao giờ có tiền. Cách chúng ta tiêu tiền phản ánh khuôn mẫu và giá trị sống của chúng ta. Thói quen chi tiêu của chúng ta cuối cùng sẽ là thứ định hình cuộc sống hàng ngày và đưa nó vào quỹ đạo phù hợp với thu nhập nhất. Vậy nên, thứ chúng ta cần chính là thay đổi càng sớm càng tốt từ trạng thái “người lao động” sang trạng thái nhà đầu tư. Để có thể chuyển mình thì cần phải tích lũy tài chính và tri thức trong bước đầu - đi làm thuê, sau đó là sống nhờ thu nhập đầu tư và quản lý tài chính. Những người thực sự biết cách quản lý tiền bạc đương nhiên hiểu cuộc sống; những người thực sự biết cách sống cũng có thể quản lý tiền bạc tốt. Đây là sự khác biệt giữa suy nghĩ của người không có tiền và người giàu.

Sự khác biệt này, trong xã hội của chúng ta được chia thành các nhóm khác nhau, có thể tóm tắt đại khái thành ba tầng lớp: người giàu, tầng lớp trung lưu và người khốn khó. Trong số đó, người giàu đã trở thành những người nổi bật, thành đạt, thu hút được nhiều sự chú ý, tuy số lượng ít nhưng họ lại kiểm soát phần lớn tài sản của toàn xã hội và hưởng thụ một cuộc sống vật chất mà người bình thường khó đạt được. Và hầu hết chúng ta đều phải được xếp vào tầng lớp thứ 3. Ngoài việc trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của người giàu, người ta phải đặt câu hỏi: "Trong cùng một điều kiện xã hội, điều gì đã tạo ra sự khác biệt giữa người có tiền và những người ăn thôi cũng phải suy nghĩ, người giàu đã dựa vào điều gì để có được của cải vô tận?"

(Ảnh minh hoạ)

Trên thực tế, lý do khiến người giàu trở nên giàu có phần lớn không phải vì họ có tài năng siêu phàm, cũng không phải nhờ vào điều kiện gia đình sung túc hay cơ hội, và đó không phải là cái gọi là sự sắp đặt của số phận, mà là do một chìa khóa, đó chính là: Họ nghĩ khác bạn. Sự khác biệt này có thể được tóm tắt thành hai khía cạnh: một là cách hiểu khác nhau về tiền và các quy luật của tiền, hai là cách sử dụng tiền. Chúng bổ sung cho nhau và cùng nhau tạo thành lối suy nghĩ và hành vi về tiền bạc của riêng người giàu.

Người giàu cho rằng "tiền sinh ra tiền", ngược lại với quan điểm "tiết kiệm để có tiền", "đánh đổi sức lao động để có tiền"... như phần đông người lao động hiện tại. Cho nên, họ có một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới về tiền, họ nắm vững quy luật vận hành của tiền, quản lý tiền một cách chính xác, và họ trở thành bậc thầy trong giới tài chính. Họ giỏi sử dụng kết hợp các công cụ đầu tư như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu... để mở rộng nguồn tài chính và sử dụng một số thủ thuật trong chi phí sinh hoạt hàng ngày để tiết kiệm tiền một cách thận trọng. Tóm lại, đối với họ, kiếm tiền và tiêu tiền đều phải học, chứ không phải ngồi mỗi ngày 8 tiếng trong văn phòng, công việc ngày nào cũng giống ngày nào như chúng ta của hiện tại.

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU