Hầu hết mọi người đều cho rằng, sinh mổ là cách sinh con đơn giản nhất. Chỉ với một vết mổ, em bé sẽ được lấy ra ngoài, thêm 1 đường cắt dây rốn và mọi chuyện xong xuôi, người mẹ chỉ cần nghỉ ngơi để phục hồi. Nhưng thực tế một ca sinh mổ không hề đơn giản như vậy. Hãy nhìn vào những hình ảnh này để thấy người phụ nữ dù sinh mổ cũng phải trải qua những nỗi đau đớn, vất vả đến như thế nào và thêm yêu thường, cảm phục họ.
Khâu đầu tiên cần thực hiện trước khi sinh mổ là gây tê. Thông thường, các sản phụ sẽ được gây tê từng vùng, tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp, bác sĩ sẽ chỉ định gây mê toàn thân để phẫu thuật có thể tiến hành sớm hơn và giảm thiểu các rủi ro.
Lập hồ sơ sinh cho em bé
Khâu chuẩn bị dung cụ phẫu thuật
Tiến hành kiểm tra tim thai lần cuối trước khi sinh
Vệ sinh và khử trùng vùng bụng sẽ phẫu thuật
Cơ thể người mẹ sẽ được phủ kín một tấm vải lớn đã khử trùng, chỉ để hở ra vùng sẽ làm phẫu thuật
Bác sĩ đeo găng tay và khử trùng tay để đảm bảo vô trùng khi phẫu thuật
Những bước chuẩn bị cuối cùng
Bắt đầu phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dùng dao mổ nhẹ nhàng rạch ngang lớp biểu bì trên vùng da bụng.
Tiếp đó từ từ mở từng lớp 1. Vùng da bụng có tới 7 lớp da và phải mở từng lớp cho đến khi được một vết mổ có miệng lớn. Vết mổ dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào kích thước đầu của em bé, số liệu này được tính toán chuẩn xác đến milimet.
Trong suốt quá trình mổ liên tục phải sử dụng bông gạc để cầm máu ở bụng.
Mặc dù vết mổ trông rất đáng sợ nhưng sản phụ không cảm thấy gì bởi vùng thân dưới đã được gây tê.
Mỡ của con người trên thực tế trông như vậy đấy
Khi mở hết các lớp bụng sẽ thấy tử cung của người mẹ.
Các bước tiếp theo cần hết sức cẩn thận bởi ngay trong đó là phần đầu của thai nhi.
Sau khi cắt đi lớp màng cuối cùng, đầu của thai nhi sẽ lộ ra.
Lúc này bác sĩ sẽ đưa đầu của em bé ra trước, tiếp theo bác sĩ sẽ dùng phương pháp chuyên ngành đẩy nhẹ vùng bụng của sản phụ, sau đó cơ thể em bé cũng được đưa ra một cách thuận lợi.
Em bé sẽ được y tá nhanh chóng làm sạch nước ối trong miệng.
Tiếp theo bác sĩ sẽ cắt dây rốn và chấm dứt mối liên hệ cơ thể giữa mẹ và em bé. Từ lúc này em bé sẽ tự lập hoàn toàn về cơ thể. Vừa ra đời em bé đã bắt đầu cất tiếng khóc vang khắp phòng.
Toàn thân em bé thì vẫn dính đầy máu của mẹ.
Y tá sẽ dùng bông gạc để lau sạch người cho em bé, đặc biệt là vùng tai, mũi và miệng.
Em bé sẽ được tắm bằng dung dịch chuyên dụng tẩm vào bông gạc.
Sau khi được làm sạch người, em bé sẽ được cuốn vào tã mà gia đình đã chuẩn bị và được y tá bế ra ngoài để tiêm phòng, tờ giấy ghi thông tin chứng sinh của em bé cũng được mang ra theo.
Trong khi đó người mẹ tiếp tục được làm phẫu thuật
Nhau thai sẽ được lấy ra khỏi bụng mẹ, đây là bộ phận rất quý chứa nhiều tế bào gốc.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết mổ. Quá trình khâu sẽ ngược lại với lúc mổ, tức là khâu 7 lớp từ trong ra ngoài.
Chỉ khâu vết mổ đều là chỉ tự tiêu, nó sẽ tự biến mất sau một thời gian mà không cần cắt chỉ.
Người mẹ sẽ được khâu từ tử cung rồi đến khoang bụng.
Sau khi khâu tử cung sẽ đến vùng khoang bụng
Loại kim dùng trong phẫu thuật sẽ cong nhẹ ở đầu giúp cho các thao tác khâu dễ dàng hơn.
Ngày nay kỹ thuật khâu thẩm mỹ giúp vết khâu trông đẹp mắt hơn. Nếu từ nhìn trên bề mặt da sẽ không nhìn thấy mũi khâu.
Nhiều người lo rằng vết khâu có thể bục ra, nhưng bạn yên tâm điều đó vô cùng hi hữu
Cuối cùng các bác sĩ sẽ dùng miếng gạc lớn băng vết mổ để tránh nhiễm trùng. Vậy là ca mổ đã thành công và người mẹ sẽ nhanh chóng được gặp con của mình.
Khi cơ thể hồi phục vết mổ vẫn để lại sẹo, nhưng đó chính là dấu vết khi em bé ra đời đã để lại
Bạn thấy đấy, cho dù là sinh mổ thì hành trình của người mẹ cũng không hề dễ dàng gì. Sau sinh mổ cơ thể người mẹ sẽ cần thời gian để phục hồi dài hơn so với sinh thường. Vết mổ sau khi sinh cũng sẽ rất đau nhức và khó chịu. Vì thế đừng nói rằng sinh mổ là dễ dàng hay không đau đớn. Bởi cho dù bạn là ai thì khi bước chân vào phòng phẫu thuật cũng cảm thấy run sợ, bởi nó vẫn có những rủi ro nguy hiểm.
Sau bộ ảnh này hãy thêm cảm phục sự vĩ đại của những người mẹ, bởi họ đã phải trải qua rất nhiều vất vả, khổ sở để cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh và an toàn. Vì con dù có đau đớn đến bao nhiêu người mẹ vẫn có thể cố gắng chịu đựng được.
(Theo Sohu)