Thật lòng khuyên cha mẹ đừng nói 5 câu này với con nữa, để lại tổn thương sâu không lường được đâu

(lamchame.vn) - Lời nói cũng có thể gây ra những tổn thương sâu sắc đến trẻ.

Ảnh minh họa

Nhà tâm lý học Lý Tuyết từng viết: "Nếu cha mẹ dùng tất cả nhận thức của mình để giáo dục con cái, trong trường hợp tốt nhất, con cái cũng không vượt qua được cha mẹ; nếu cha mẹ tôn trọng tâm hồn, cá tính của con cái, chỉ quan tâm, đồng hành, không quấy rầy, con cái tự nhiên sẽ trở thành kỳ tích trong mắt mọi người. Để nuôi dưỡng một thiên tài rất dễ dàng, chỉ cần cha mẹ đừng cố gắng dạy dỗ đứa trẻ bằng tâm trí cứng nhắc và tự cho mình là đúng".

Việc buông bỏ "sự kiểm soát", tôn trọng sở thích và nhịp độ phát triển của trẻ, để trẻ được là "chính mình" và tỏa sáng bằng ánh sáng riêng của mình thực sự là có lợi cho trẻ.

5. "Nhìn con nhà người ta rồi tự nhìn lại con xem!"

Nhiều trẻ em Á Đông lớn dưới cái bóng của "con nhà người ta", từ nhỏ chúng đã phải thường xuyên nghe cha mẹ nhắc đến nhân vật trong truyền thuyết này.

Một cậu bé 9 tuổi từng sáng tác bài hát I'm Just a Child, bày tỏ lên tiếng lòng của biết bao đứa trẻ: "Tiểu Minh nhà cô hàng xóm lại thi cuối kỳ được hạng nhất/ Cháu của bà Vương đã có chứng chỉ piano cấp 10/ Con trai đồng đội của bố tôi nói tiếng Anh siêu đỉnh/ Con gái đồng nghiệp của mẹ tôi nhảy rất giỏi/ Nghe những tin này tôi chỉ biết im lặng/ Những kỳ vọng của bố mẹ con đều hiểu trong lòng".

Cha mẹ vốn dùng "con nhà người ta" để khích lệ con cái của mình, nhưng sự thật là, "con nhà người ta" đó không mang lại khích lệ mà là một kiểu phủ định: "Con không làm được"/ "Con không bằng người khác", là sự khước từ, sự không công nhận từ những người thân yêu nhất.

Cuốn sách tâm lý trẻ em Children: The Challenge viết: Trẻ em cần được khích lệ, cũng như cây cần nước. Nếu không được khích lệ, tính cách của trẻ không thể phát triển khỏe mạnh và trẻ sẽ không cảm thấy mình thuộc về nơi đâu. Khích lệ trẻ em là một quá trình liên tục, tập trung vào việc mang lại cho chúng lòng tự trọng và cảm giác thành tựu.

Chỉ bằng cách nhận ra sức sống của trẻ, nhìn thấy nhu cầu của trẻ và khích lệ "lòng tự trọng" của trẻ thì điều đó mới thực sự tốt cho trẻ.

Nguồn: XingFuFamily

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU