Thời tiết này khiến trẻ dễ cảm lạnh, đây cách cách điều trị không cần thuốc

(lamchame.vn) - Dịp nghỉ Tết dương lịch 2019, nhiệt độ ở Hà Nội hạ xuống thấp, tận 10 độ C ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người, đặc biệt trẻ em. Trong khi đó, ở phía Nam, áp thấp nhiệt đới đang tiến về Biển Đông mang theo mưa, gió, khiến thời tiết về đêm khá lạnh. Ở cả hai miền, việc trẻ bị cảm lạnh do mưa, bão những ngày này sẽ tăng lên đáng kể.

Chị Hương (Hà Nội) cho biết di truyền chứng viêm mũi dị ứng của mẹ nên con gái 6 tuổi của chị có chiếc mũi nhạy cảm, dễ viêm nhiễm khi lạnh dẫn đến hắt xì, chảy mũi, sốt, cảm lạnh… Mỗi lần như vậy, chị dẫn con qua phòng khám bác sĩ nhi gần nhà khám và được kê đơn thuốc kháng sinh dài dằng dặc khiến chị lo sợ con bị nhờn thuốc.

Trong khi đó, nhiều bà mẹ có con dưới 4 tuổi cho biết họ rất khó khăn trong việc chữa trị cho con bị cảm lạnh. Do không phải thuốc nào cũng sử dụng được cho trẻ nhỏ lứa tuổi nà, mà không dùng thuốc thì con suốt ngày ho, sổ mũi, khóc lóc đến kiệt sức vì những triệu chứng cảm lạnh.

 

Dưới đây, chúng tôi mách các mẹ các bí quyết điều trị cảm lạnh cho con mà không cần dùng thuốc:

Sử dụng nước muối sinh lý

Một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất để điều trị cảm lạnh cho trẻ là sử dụng nước muối xịt mũi. Phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý dạng nhỏ giọt hoặc bình xịt cho trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi - ngay cả trẻ sơ sinh. Nước muối sinh lý không chứa thành phần thuốc nào ngoài nước và muối sẽ giúp rửa sạch dịch tiết mũi giúp con dễ thở hơn.

 

Dùng máy tạo độ ẩm

Trong những tháng lạnh này, hầu hết mọi người có xu hướng bị cảm lạnh do không khí quá khô. Do đó, cha mẹ cũng nên cân nhắc việc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của con. Máy sẽ đưa hơi ẩm vào không khí làm ẩm đường mũi và làm lỏng dịch tiết, giúp con ngủ con.

Máy làm ẩm phun sương mát cũng được khuyến khích sử dụng trong phòng trẻ hơn vì chúng không gây bỏng như máy làm ẩm phun sương ấm. Tuy nhiên, cha mẹ cần làm sạch máy tạo độ ẩm tốt mỗi ngày để ngăn ngừa nấm mốc phát triển.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi là một trong những cách quan trọng nhất để giúp cơ thể phục hồi khi bị bệnh. Đối với trẻ em, điều này thực sự ý nghĩa. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên ép bé nằm hoài trên giường, mà chỉ nên cho con ngừng hoạt động, nằm nghỉ khi sốt cao hoặc truyền dịch.

Giữ nước

Giữ nước luôn luôn quan trọng, đặc biệt lúc các con bị bệnh. Thời gian con cảm lạnh, cha mẹ hãy đảm bảo con luôn uống nhiều, nhưng tránh các loại nước ngọt, nước có ga. Các lựa chọn tốt nhất là nước lọc, nước trái cây hoặc đồ uống giàu chất điện giải.

Nếu con không muốn ăn khi bé ốm, đừng lo lắng về điều đó. Trừ khi con là trẻ sơ sinh, còn nếu bé lớn hơn việc nhịn ăn một hai bữa, uống nước, sữa bổ sung sẽ không sao cả.

Theo dõi các triệu chứng nghiêm trọng hơn

Cảm lạnh thường khá nhẹ và không cần đến bác sĩ, nhưng nó có thể biến thành một vấn đề trầm trọng hơn. Để biết được khi nào cảm lạnh trở nên nguy hiểm, hãy để ý hơi thở của con. Nếu con có biểu hiện khó thở, ho nặng, ho khan hơn 1 tuần, sốt kéo dài, mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước (giảm đi tiểu), cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện. Tóm lại, bất cứ khi nào các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày, phụ huynh cần lưu ý.

 

Uống thuốc hạ sốt

Về cơ bản, nếu con bạn dưới 4 tuổi, loại thuốc không kê đơn duy nhất mà bé nên dùng là giảm đau hoặc sốt. Ngoài ra, không được mua bất kỳ loại thuốc cảm hoặc trị ho nào khác nữa.

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU