Tuy nhiên, tại một số tỉnh thành tỷ lệ F0 có triệu chứng trở nặng tăng lên, gần như là một gánh nặng rất lớn cho ngành y tế...
Theo Thứ trưởng, Việt Nam đã áp dụng rất thành công công tác dịch tễ đúng theo công thức phát "hiện sớm, truy vết, khoanh vùng, dập dịch, thu dung điều trị" trong làn sóng trước và một số tỉnh khi số ca mắc còn tương đối ít. Có thể truy vết được từ một F0 ra 20-30 ca F1, có chuỗi lan ra mấy trăm người.
Tuy nhiên đến giờ dịch xảy ra ở khắp nơi thì cần xem xét đến khả năng truy vết. Tại TP HCM, có khoảng 21.000 trường hợp F0, nhưng cũng chỉ thu dung được khoảng 42.000 F1 như thế là quá ít, không hoàn toàn phù hợp.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng cho rằng việc điều trị bệnh nhân F0 vẫn đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại một số tỉnh thành như TP HCM tỷ lệ F0 theo dõi có triệu chứng trở nặng tăng lên, gần như là một gánh nặng rất lớn cho ngành y tế.
Đặc biệt, một số tỉnh thành như tại Đồng Tháp, tỷ lệ bệnh nhân nặng đòi hỏi hỗ trợ thở ôxy, thở máy chức năng cao, ECMO ngày càng tăng. Số lượng máy thở tại một số địa phương vượt quá khả năng đáp ứng.
Ảnh xét nghiệm tại TP HCM.
Nguyên tắc điều trị hiện nay vẫn là 4 tại chỗ, phân tầng điều trị theo diễn biến bệnh để tránh quá tải.
Cụ thể:
Thứ nhất, Người bệnh không triệu chứng, mức độ nhẹ, điều trị tại các cơ sở điều trị ban đầu, bệnh viện dã chiến
Thứ hai, Mức độ vừa đưa vào quận, huyện hoặc hoặc các khoa truyền nhiễm của bệnh viện tỉnh.
Thứ ba, Mức nặng, nguy kịch chuyển bệnh viện tỉnh, bệnh viện truyền nhiễm, trung tâm ICU.
Thứ tư, Ca bệnh quá khả năng, chuyển tuyến lên các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện chuyên khoa của Trung ương.
Theo Bộ Y tế, hiện tổng lượng oxy vẫn đảm bảo nhưng một số nơi phải tăng điều phối, xây dựng lại phương án. Một số địa phương có nguy cơ thiếu oxy nếu dịch xảy ra cục bộ.
Theo soha.vn