Đau bụng ở trẻ em là hiện tượng phổ biến. (Ảnh: ITN)
Nếu không phát hiện và chẩn đoán kịp thời, chính xác thì tính mạng của bé có thể bị đe dọa.
Những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ gồm nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm hoặc trào ngược acid.
Khi chứng đau bụng tái phát và chưa xác định được nguyên nhân cụ thể thì việc điều trị có thể là một thách thức.
Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa Sophia Patel (Hoa Kỳ) chia sẻ những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng ở trẻ nhỏ cùng với lời khuyên về thời điểm cha mẹ nên gọi điện hoặc đưa bé đến gặp bác sĩ.
Tiến sĩ Patel cho biết: “Đau bụng ở trẻ em là hiện tượng phổ biến, nhưng vì trẻ không thể nói rõ các triệu chứng nên điều quan trọng là cha mẹ phải tự nhận biết được một số biểu hiện nhất định”.
Dưới đây là 5 lý do khiến dạ dày của trẻ bị đau:
“Cúm dạ dày”
Hay còn gọi là viêm dạ dày ruột, có thể gây đau bụng ở trẻ em, thường do virus gây ra. Bệnh thường gồm tiêu chảy, có hoặc không kèm theo nôn mửa và có thể sốt nhẹ.
Hiện tượng này thường diễn ra trong vòng ba đến năm ngày mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ. Cha mẹ cần đảm bảo cho con uống nhiều nước.
Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nếu phát hiện những biểu hiện dưới đây:
- Có máu trong phân hoặc chất nôn của con.
- Các triệu chứng của con kéo dài hơn 5 ngày.
- Con bị sốt cao.
- Con đang có dấu hiệu mất nước như môi khô, nước tiểu ít, da nhợt nhạt hoặc bơ phờ.
Đây là những dấu hiệu cho thấy điều gì đó nghiêm trọng hơn có thể đã xảy ra với con.
Trào ngược/kích ứng acid
Chúng ta có xu hướng nghĩ bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một vấn đề của người lớn, nhưng nó cũng phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
GERD thường khó xác định chính xác, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, nhưng những triệu chứng này có những biểu hiện rõ ràng:
- Nôn mửa.
- Phàn nàn về vị chua trong miệng.
- Đau ở vùng bụng trên.
- Ợ hơi quá mức.
Hầu hết các bé sẽ khỏi GERD theo thời gian, nhưng bệnh này thường có thể được điều trị bằng thuốc kháng acid.
Trẻ bị GERD nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống như soda, nước cam, các sản phẩm làm từ cà chua và thức ăn cay.
Các loại thuốc như ibuprofen cũng có thể gây kích ứng dạ dày.
Táo bón
Táo bón là một trong những nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em. (Ảnh: ITN)
Tiến sĩ Patel cho biết: “Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng ở trẻ em. Sẽ rất hữu ích nếu cha mẹ bổ sung thêm chất xơ và nước vào chế độ ăn của bé.
Tuy nhiên, hãy chú ý đến tình trạng chảy máu trực tràng. Nó có thể báo hiệu điều gì đó nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh celiac, tuyến giáp hoạt động kém hoặc các tình trạng khác cần được chăm sóc y tế thêm”.
Mất nước
Uống nhiều nước không chỉ để giữ nước cho bé khi bị viêm dạ dày ruột mà còn duy trì chức năng ruột khỏe mạnh.
Cha mẹ cần đảm bảo ít nhất một nửa lượng chất lỏng bé uống phải là nước thường.
Tránh cho bé uống soda và đồ uống có đường khác, bao gồm nước trái cây có đường, nước có hương vị và đồ uống thể thao.
Quá nhiều đường thực sự có thể gây đau bụng, chưa kể đến béo phì và các vấn đề sức khỏe lâu dài liên quan đến nó.
Khi nào đưa trẻ đau bụng tới viện?
Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau bụng không gây ra báo động.
Nhưng cha mẹ nên lưu ý xem tình trạng này kéo dài bao lâu và bất kỳ triệu chứng nào khác đi kèm với nó.
Trẻ bị đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải, đau bụng lan xuống vùng bẹn kèm theo đi tiểu khó, cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn, vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.
Đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên phải của bé là dấu hiệu của viêm ruột thừa, cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay lập tức.
Những cơn đau bụng tái phát có vẻ giống như viêm dạ dày ruột thực sự có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột (IBD) - đặc biệt nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh IBD.
Đau bụng thường xuyên cũng có thể do bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm, bệnh celiac, ký sinh trùng và không dung nạp lactose.
Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày, phân nhầy máu hoặc có biểu hiện mất nước.
Nếu bé dưới 8 tuổi liên tục kêu đau bụng, hoặc cơn đau bụng của trẻ mới biết đi có vẻ nghiêm trọng, hãy lắng nghe “linh cảm” của cha mẹ và đừng ngại liên hệ với bác sĩ.
Theo health.clevelandclinic.org