Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con mình ngay sau khi bé chào đời. Tác dụng của việc này nhằm bảo vệ sức khỏe của bé và sức khỏe của gia đình trong những năm tiếp theo cho tới cuối đời.
Ngân hàng máu cuống rốn là gì?
Dây rốn là sợi dây huyết mạch kết nối giữa người mẹ và thai nhi thông qua nhau thai, có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho thai nhi và chất thải của thai nhi sang mẹ để bài tiết. Máu cuống rốn hay còn gọi là máu nhau thai là loại máu chảy trong dây rốn và nhau thai trong lúc sinh nở và sau khi cắt dây rốn bé.
Ngân hàng máu cuống rốn thực chất là quá trình thu thập và bảo quản loại máu nói trên để tạo ra một nguồn tế bào gốc sẵn có cho các trường hợp cần thiết trong suốt cuộc đời đứa bé khi cần cấy ghép tế bào gốc. Các tế bào gốc trong máu cuống rốn được biết đến với cái tên tế bào gốc tạo máu (HSCs) và có khả năng cũng như vai trò tái tạo các tế bào máu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Đôi khi các bậc cha mẹ cũng sẽ lựa chọn phương án lưu trữ niêm mạc dây rốn, bộ phận chứa các tế bào gốc dưới một dạng khác gọi là tế bào gốc trung mô và tế bào gốc biểu mô, đây là các tế bào có khả năng tái tạo cơ sở hạ tầng của cơ thể con người như da và cơ.
Tác dụng kỳ diệu của việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
Tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn là nguồn sản xuất và phát triển quan trọng của các tế bào máu, nó được sử dụng để phục hồi các tế bào máu và hệ miễn dịch cho người bệnh. Tế bào gốc được tìm thấy trong cuống rốn của trẻ sơ sinh.
- Điều trị hơn 80 loại bệnh: Sau khi hệ miễn dịch của người bệnh bị phá huỷ do sử dụng các biện pháp hoá trị và xạ trị, tế bào gốc sẽ được cấy ghép thông qua tĩnh mạch và đến tuỷ xương để sản sinh ra các tế bào máu khác giúp người bệnh có nhiều tế bào máu và hệ thống miễn dịch trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, nó còn được áp dụng vào hỗ trợ điều trị hơn 80 loại bệnh khác nhau.
- Bảo vệ sức khỏe của bất kì người thân nào trong gia đình: Khi người thân trong gia đình (Ông bà, cha mẹ, anh em ruột) có thể sử dụng được tế bào gốc của con bạn. Khả năng này phụ thuộc vào loại tế bào gốc (Tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô), sự hòa hợp mô giữa người bị bệnh với con bạn,… Để biết được khả năng một cách chính xác thì cần làm thêm các xét nghiệm cụ thể tại thời điểm có nhu cầu sử dụng tế bào gốc để điều trị.
- Luôn sẵn sàng và tiết kiệm thời gian: Chúng ta thường chỉ cần số lượng tế bào gốc cần thiết khi mắc bệnh nhưng số lượng tế bào gốc chúng ta đang cần sẽ đáp ứng kịp thời để điều trị/chữa bệnh, giúp đáp ứng kịp thời số lượng tế bào gốc cần thiết, tiết kiệm được thời gian phải đi tìm tế bào gốc phù hợp và đạt chất lượng.
Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn bao gồm những gì?
Lưu trữ tế bào gốc cho trẻ sơ sinh bao gồm 4 loại tế bào gốc cuống rốn: Máu cuống rốn (HSC), Tế bào trung mô (MSC), Tế Bào Biểu Mô (EPSC) và Màng bánh nhau (Amnion).
- Tế bào gốc tạo máu (HSC): Thu thập tối đa máu cuống rốn nằm trong dây rốn và lưu trữ toàn bộ. Tế bào có khả năng chữa hơn 80 bệnh nguy hiểm thuộc hệ tạo máu, như: Ung thư máu, suy tủy, các rối loạn miễn dịch nghiêm trọng, thiếu máu bẩm sinh thalassemia, bệnh bạch cầu, u lym-phô...
- Tế bào gốc trung mô (MSC): Được truy xuất từ cuống rốn, biệt hóa thành các tế bào mô, cơ quan trong cơ thể, như gan, tim, cơ, sụn. Chữa các bệnh lý thoái hóa hệ chức năng, xương khớp, miễn dịch, làm đẹp và chống lão hoá. Như thoái hóa khớp, tiểu đường, đa xơ cứng, suy tim, xơ gan, truyền chống lão hoá, tăng cường miễn dịch...
- Tế bào gốc biểu mô (EPSC): được truy xuất từ cuống rốn, ứng dụng để tái tạo mô mềm, điều trị bỏng, tái tạo lớp lót nội tạng (gan, ống tụy, dạ dày, ruột…), thay màng giác mạc.
- Tế bào gốc bánh nhau (Amnion): Tách từ màng bánh nhau, biệt hóa thành tế bào thần kinh, ứng dụng điều trị các bệnh lý thoái hoá hệ thần kinh như Alzheimer, Parkinson, đột quỵ,…. Hiện tại Cryoviva là đơn vị duy nhất lưu trữ màng bánh nhau.
Tế bào gốc trung mô MSC và biểu mô EPSC cùng màng bánh nhau Amnion có thể sử dụng chung cho cả gia đình bao gồm Ông bà nội – ngoại, bố, mẹ, bé và anh chị em của bé.
Khi nào có thể thực hiện việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Thời cơ để lưu trữ máu cuống rốn của đứa bé chỉ có đúng 1 lần vì vậy tốt nhất là các bạn nên chuẩn bị kiến thức về quá trình hoạt động và ích lợi của biện pháp này, như vậy bạn sẽ có thể đưa ra một quyết định đúng đắn trước khi sinh.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.