Trời dù nóng đến mấy trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng không cần bổ sung một giọt nước nào, vì sao lại vậy?

Sợ con bú xong sẽ bị cặn sữa đọng lại ở lưỡi và miệng nên nhiều người vẫn duy trì thói quen tráng miệng cho trẻ sơ sinh bằng nước.

Trẻ sơ sinh có thể bị ngộ độc nước nếu uống nước nhiều (Ảnh minh họa).

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ

Thêm một lý do nữa cho việc trẻ sơ sinh không cần bổ sung thêm nước là vì dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích rất nhỏ, việc cho bé uống thêm nước sẽ làm cho bé bị no và bú mẹ ít đi, hoặc ngưng bú sữa mẹ, từ đó bé kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Cho bé uống thêm nước sau mỗi cử bú dễ khiến bé bị ọc hay bị sặc. Mặt khác, nếu các bà mẹ cho con uống nước thay vì bú cũng sẽ khiến mẹ dần ít sữa trong tương lai.

Cẩn trọng tình trạng ngộ độc nước ở trẻ sơ sinh

Cho trẻ uống nước với số lượng lớn thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc nước uống, đó là tình trạng các chất điện giải (như natri) trong máu của em bé bị pha loãng, ức chế các chức năng cơ thể bình thường và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như nhiệt độ cơ thể thấp hoặc co giật. Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp, việc uống nước rất dễ khiến vượt nhu cầu Natri bình thường của cơ thể - những khoáng chất và chất điện giải này đã có đủ trong sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.

Khi nào trẻ cần bổ sung thêm nước?

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, nếu em bé của bạn được khoảng 6 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ uống một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội nhưng không nên thay thế nước cho sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn phải là thức uống chính của trẻ đến 12 tháng tuổi.

Sau 12 tháng, thức uống chính của trẻ nên là nước và sữa tươi hoặc sữa mẹ. Bạn có thể cho nước và sữa vào cốc, tập cho trẻ uống bằng ống hút rồi chuyển dần sang uống trực tiếp bằng cốc.

 

Theo Báo dân sinh

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU