Từ chuyện người đàn ông hôn mê vì uống tới 1 lít trà sữa mỗi ngày: Cảnh báo thói quen ăn uống cực có hại mà nhiều người trẻ đang mắc phải

2 nhóm thức ăn có đường cực lớn như vậy khiến người đàn ông rơi vào tình trạng hôn mê tại nhà và ngay lập tức được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt để điều trị.

 

Theo thông tin trên trang Sin Chew Daily, một người đàn ông ở Phúc Châu, Trung Quốc đã được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện vì ăn quá nhiều món tráng miệng là bánh ngọt và uống trà sữa.

Bác sĩ nghi ngờ rằng người đàn ông này mắc bệnh tiểu đường nhưng lại không hề biết. Theo kiểm tra thì bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày và đang dẫn đến các triệu chứng nhiễm trùng. Tuy nhiên, anh ta không chú ý điều trị nên tình trạng bệnh ngày càng tệ hơn. Đến khi không thể ăn cơm, uống nước vì mất cảm giác ngon miệng thì anh chuyển sang ăn nhiều món tráng miệng và uống 500ml-1.000ml trà sữa mỗi ngày. Cũng thật khó hiểu khi mà trong khi không thể uống nước nhưng người đàn ông này lại có thể tiêu thụ nhiều món tráng miệng và uống nhiều trà sữa đến vậy.

 

 

 

2 nhóm thức ăn có đường cực lớn như vậy khiến người đàn ông rơi vào tình trạng hôn mê tại nhà và ngay lập tức được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt để điều trị. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện ra rằng anh ta bị rối loạn điện giải - một tình trạng bệnh xuất hiện do cơ thể bị mất quá nhiều chất lỏng (do nôn, tiêu chảy hoặc đổ mồ hôi quá nhiều...) - và tổn thương nội tạng nghiêm trọng.

Lượng đường trong máu của anh ta là 88mmol/L, cao gấp 10 lần so với mức đường trong máu bình thường. Anh ta cũng được chẩn đoán bị tăng kali máu và hạ natri máu - 2 biểu hiện chủ yếu của việc rối loạn điện giải. Nhưng cũng rất may mắn, người đàn ông đã được điều trị kịp thời và đang trong giai đoạn hồi phục. Qua đây, các bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên hay duy nhất uống nhiều trà sữa đến mức hôn mê phải nhập viện. Trước đó, một chàng trai 29 tuổi sống tại Trung Quốc cũng bất ngờ hôn mê bất tỉnh tại phòng trọ và rất may mắn được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc – Nhật bản. Sau khi nhập viện, ai cũng sốc khi bác sĩ Yang Wenying, trưởng khoa nội tiết và chuyển hóa thông báo rằng lượng đường trong máu của bệnh nhân đã tăng vọt lên 88,37mmol/L, trong khi lượng đường huyết lúc đói của một người bình thường < 5,6="" mmol/l.="">

Khi tỉnh lại, chàng trai thú nhận 2 tuần trước khi cảm thấy khắp cơ thể mệt mỏi, khô miệng và sụt cân, anh đã nghĩ rằng do bị thiếu nước nên đã quyết định uống trà sữa nhiều hơn để dịu cơn khát của mình. Không ngờ, việc này lại dẫn đến hậu quả nguy hiểm đến vậy.

Theo bác sĩ Yang Wenying, bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường vì vậy cần phải điều trị lâu dài, duy trì lối sống lành mạnh… nếu không thì ngay cả việc dùng loại thuốc tốt nhất để điều trị thì cũng không thể nào kiểm soát được lượng đường trong máu.

Hoặc như trường hợp khác là một bé 16 tuổi nặng 100kg suýt chết vì ăn những thứ khiến lượng đường trong máu cao hơn 20 lần bình thường. Theo thông tin đưa trên trang KKNews, khi được đưa đến Bệnh viện Nhân dân Chiết Giang, cậu bé đã bất tỉnh, khó thở, kiệt sức, nhiễm trùng phổi và nhiều cơ quan bị suy giảm chức năng, bão hòa oxy và thận cũng bị suy kiệt, cùng với đó là rối loạn điện giải, huyết áp giảm, máu chứa đầy độc tố...

Cậu bé được chẩn đoán là mắc bệnh nhiễm toan đái tháo đường do lượng đường trong máu cực cao gây mất cân bằng điện giải nghiêm trọng. Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của cậu bé chính là do chế độ ăn uống mất cân bằng, cậu bé thích ăn hầu hết các thực phẩm không lành mạnh như thịt nướng, thực phẩm chiên và đồ uống có đường cao như nước ngọt và trà sữa mỗi ngày.

Tiêu thụ quá nhiều đường và cơ thể nguy hiểm như thế nào?

Chuyên gia sức khỏe Elizabeth Schieffelin (người sáng lập website Lizzy's All Natural, Kate & Kimi, ) đã nói về sự nguy hiểm của chế độ ăn nhiều đường như sau: Khi chúng ta ăn sẽ làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Không lâu sau đó sẽ xảy ra sự sụt giảm lượng đường dẫn đến trạng thái năng lượng thấp, "sương mù não" làm thay đổi tâm trạng và lo lắng. Đường cũng gây ức chế hệ thống miễn dịch và là nguyên nhân của chứng viêm nhiễm trong cơ thể. Hậu quả là ăn càng nhiều đường gây ra nhiều thương tổn làm chúng ta mắc bệnh.

Ăn bao nhiêu đường là quá nhiều?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng đường được khuyến cáo nên ở dưới 10% lượng năng lượng ăn hàng ngày. 10% này tương đương với 7 muỗng cà phê đường đã pha. Đường là ngon ngọt nhất và tất cả chúng ta đều thích nó, nhưng ăn quá nhiều có thể có quá nhiều hậu quả bất lợi.

Trong thực tế, chỉ cần 4g carbohydrate = 1 muỗng cà phê đường trong cơ thể. Xem các dấu hiệu ở trên và cố gắng cắt giảm lượng đường ăn hàng ngày. Tiêu thụ đường trong các sản phẩm tự nhiên như trái cây, rau, quả hoặc ngũ cốc sẽ tốt hơn cho bạn.

Đường huyết trong "vùng nguy hiểm" có thể khiến bệnh nhân đối mặt với hậu quả gì?

Đường huyết được xem là bất thường khi:

- Lúc đói đường huyết <70 mg/dl="" (3,9mmol/l).="">

- Sau ăn 2 giờ đường huyết > 200mg/dL (11,1mmol/L).

Lượng đường huyết quá cao hay quá thấp đều nguy hiểm cho sức khỏe, có thể kéo theo những hậu quả như:

- Đường huyết hạ thấp hơn 60mg/dL dễ dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

- Đường huyết tăng cao trên 180mg/dL gây ra các biến chứng ở mắt, thận, thần kinh, mạch máu, tim, não…

- Đường huyết quá cao gây ra các biến chứng cấp như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…

- Đường huyết lúc quá cao, lúc quá thấp cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng, làm giảm chất lượng cuộc sống.

 

Theo helino.ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU