Chị Hân (26 tuổi, Quận 5) cho biết thời gian gần đây chị hay nổi những mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, nhìn sơ qua rất giống bị dị ứng. Cứ tưởng dị ứng do giao mùa nên chị chủ quan, chỉ mua thuốc chống dị ứng tại tiệm thuốc uống đỡ. Nhưng uống một thời gian vẫn không thấy có dấu hiệu thuyên giảm, chị lo lắng đi khám chuyên sâu hơn. Đến khi đi xét nghiệm tại Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM thì chị Hân mới tá hỏa khi biết mình bị nhiễm sán chó.
Anh Tuấn (43 tuổi, Quận Tân Bình) cho biết: “Nhà tôi có nuôi 2 con chó và một con mèo. Lúc trước khi bị nhiễm sán chó, tôi cứ tưởng bị nổi mề đay nên chủ quan không đi khám chữa gì. Và phải mất rất nhiều thời gian và làm nhiều xét nghiệm mới phát hiện mình nhiễm phải sán chó từ thú cưng trong nhà”.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Phòng khám Quốc tế Ánh Nga, chuyên khoa Ký sinh trùng cho biết, nếu gặp phải tình trạng ngứa da, bạn không nên loại trừ khả năng nhiễm các loại ký sinh trùng, đặc biệt là sán chó. Những loại ký sinh trùng này rất khó phát hiện và chỉ được nhận biết thông qua các xét nghiệm nhiễm giun sán chuyên sâu.
Đặc biệt, hiện nay do xu hướng nuôi và tiếp xúc thân mật với chó mèo, nên tình trạng nhiễm giun sán từ chó, mèo ngày càng tăng cao.
Tại sao sán chó có biểu hiện gần giống với dị ứng?
Khi các loại giun sán từ chó, mèo xâm nhập vào cơ thể, chúng không phát triển ngay mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng làm hình thành nên những khối u nhỏ có hình dáng như mụn. Các ấu trùng này thường ký sinh dưới lớp biểu bì da hoặc các phần mô mềm như mặt, mông, bụng, cánh tay,… gây ngứa và viêm da. Những nốt sần chi chít và cảm giác ngứa ngáy chính là những biểu hiện làm người bệnh dễ nhầm lẫn bệnh sán chó, mèo với các bệnh dị ứng về da thông thường
Nghiêm trọng hơn, các ấu trùng này sẽ di chuyển vào nội tạng như gan, phổi gây ho, khó thở, đau bụng,… Bạn sẽ đối mặt với nguy cơ suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa nếu giun sán chui vào mắt
Những nốt sần chi chít và cảm giác ngứa ngáy chính là những biểu hiện làm người bệnh dễ nhầm lẫn bệnh sán chó, mèo với các bệnh dị ứng về da thông thường |
Phòng bệnh sán chó như thế nào?
Giáo sư Nguyễn Văn Đề - Nguyên trưởng bộ môn Ký Sinh trùng, trường Đại học Y Hà Nội cho biết, sán chó là loại ký sinh trùng phổ biến hàng đầu đối với những gia đình nuôi chó mèo. Bệnh nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Nếu phát hiện chính xác nhiễm sán chó, bệnh nhân không cần phẫu thuật mà chỉ cần uống thuốc trị giun sán là có thể khỏi bệnh.
Để phòng ngừa bệnh sán chó, bạn nên vệ sinh phân chó, mèo sạch sẽ và chôn lấp cẩn thận, đúng nơi quy định. Không được thả rông chó mèo phóng uế bừa bãi và nên tắm rửa cho thú cưng thường xuyên.
Trẻ em cần phải được học cách vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với chó, mèo. Đặc biệt, không nên dạy con ôm ấp kề má, hun hít chó mèo vì rất dễ bị nhiễm sán chó qua đường miệng. Hiện nay có rất nhiều gia đình có thói quen cho thú cưng ngủ chung giường với chủ, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm, dễ đẩy gia đình bạn vào nguy cơ nhiễm sán chó cao. Bạn nên trang bị cho thú cưng chỗ ăn ngủ riêng để vệ sinh hơn. Thú cưng cũng cần được đi xổ giun định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe cho thú cưng lẫn gia đình bạn.
Nếu gia đình bạn có nuôi chó mèo thì phải thật cẩn thận trong việc vệ sinh hằng ngày của con trẻ. Chẳng hạn, không nên để trẻ ngồi mông trần tiếp xúc trực tiếp với nền nhà để tránh sán chó lây qua đường hậu môn. Cũng tuyệt đối bắt con bỏ ngay thói quen mút, ngậm hoặc cắn móng tay nếu có.
Không nên dạy con ôm ấp kề má, hun hít chó mèo vì rất dễ bị nhiễm sán chó qua đường miệng |