Cô bé Anastasia xinh đẹp, đáng yêu.
Trong khi nhiều cha mẹ nghĩ rằng say nắng, say nóng chỉ xảy ra khi trẻ ở dưới ánh nắng mặt trời lâu, nhưng thực tế thì trẻ vẫn có thể bị say nắng và say nóng ngay cả khi ở trong một căn phòng có nhiệt độ quá cao.
"Câu chuyện của con tôi là bằng chứng rõ ràng cho thấy trẻ không cần phải ở ngoài nắng mà vẫn bị say nắng. Đây là một bài học kinh nghiệm của tôi và tôi hy vọng các cha mẹ khác sẽ không phải rơi vào tình huống như tôi đã vừa trải qua. Chúng ta nên kiểm tra nhiệt độ các phòng trong nhà vì chúng có thể gây nguy hiểm như một chiếc xe hơi nóng", chị Jennifer nhắn nhủ.
Say nắng – say nóng là gì và làm thế nào để trẻ không bị say nắng và say nóng?
Say nắng - say nóng là tình trạng thân nhiệt tăng quá mức, thường trên 40 độ C, khiến cho trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn không thể làm việc hiệu quả, kèm theo hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Thông thường, say nắng xảy ra khi trẻ đứng dưới trời nắng lâu, còn trẻ dễ bị say nóng khi ở trong môi trường có nhiệt độ cao như phòng kín, hầm, lò… Do đó, để tránh con bị say nóng trong thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, các cha mẹ nên:
- Cho trẻ mặc các loại quần áo gọn nhẹ, rộng rãi.
- Chú ý giữ trẻ ở trong bóng râm khi đi ra bên ngoài.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường vào những ngày nóng.
- Khi nhiệt độ thực sự bên ngoài rất nóng, tốt nhất đừng để con đi ra ngoài chơi.
- Khi cho con đi ngủ, cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ phòng của con bằng nhiệt kế điện tử, và hãy giữ nhiệt độ phòng từ 22 – 25 độ. Đây được xem là nhiệt độ lý tưởng giúp trẻ ngủ ngon và không bị nóng.
Cha mẹ cũng nên lưu ý trước khi con đi ngủ trưa vài giờ, cha mẹ nên mở cửa sổ nhưng kéo rèm cửa lại để phòng con được thông thoáng mà vẫn tránh nắng rọi vào khiến phòng bị nóng.