Vì sao nhiều đứa trẻ hồi nhỏ THÔNG MINH tuyệt đỉnh nhưng lớn lên bỗng TẦM THƯỜNG? Đáp án khiến không ít cha mẹ đổ mồ hôi!

Rất nhiều thần đồng đã gặp bi kịch khi trưởng thành.

Bà Tằng Học Mai

Đến ngày thi tốt nghiệp, Ngụy Vĩnh Khang cũng quên mất thời gian nên nhận điểm 0, làm mất cơ hội học lên tiến sĩ. Tháng 8 năm 2003, Ngụy Vĩnh Khang khi ấy 20 tuổi bị Viện Khoa học Trung Quốc cho nghỉ học với lí do không thể thích nghi được với việc học nghiên cứu sinh. Sự thực là do cậu không thể thích nghi được với cuộc sống không có mẹ chăm bẵm.

Còn Ngụy Vĩnh Khang cũng không dám về nhà gặp mẹ. Thần đồng ngày nào giờ lang thang, sống bờ bụi khắp các tỉnh thành. Trong túi anh khi đó chỉ có vỏn vẹn 500 NDT (khoảng 1,7 triệu đồng). Tuy nhiên chính khoảng thời gian "ăn sương, uống gió" này đã giúp Ngụy biết cách tự chăm sóc bản thân.

Đến khi trong túi không còn đồng bạc nào, Ngụy đành phải nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát để về nhà. Còn bà Tằng cũng đã nguôi giận và nghiêm túc nhìn nhận lại cách dạy con sai lầm của mình. Ở tuổi 20, Ngụy Vĩnh Khang được mẹ dạy dỗ lại từ đầu mọi sinh hoạt cá nhân, bắt đầu từ việc tắm rửa ra sao, giặt giũ như nào.

Dần dần, Ngụy Vĩnh Khang học được cách sống như một người bình thường. Anh ta sau đó còn biết rót trà, lau người cho người bố bị liệt - những việc mà hơn 20 năm trời Ngụy chưa từng động tay.

Có thể thấy, chính sự nuôi dạy sai cách của mẹ đã khiến Ngụy Vĩnh Khang thiếu hụt kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, chỉ số EQ kém vô cùng. Những điều đó đã khiến thần đồng một thuở trượt dài, đánh mất tương lai tươi sáng.

2. "Thần đồng" cũng là con người, và danh hiệu thần đồng gây ra quá nhiều áp lực

Những người được gọi là thần đồng đó thực chất chỉ là học hơn người khác hoặc có khả năng lĩnh hội mạnh hơn khi còn nhỏ. Không có thiên tài tuyệt đối trên thế giới. 

Ví dụ, Ning Bo, được mệnh danh là "cậu bé thiên tài đầu tiên của Trung Quốc", trở thành trợ giảng trẻ nhất của một trường đại học Trung Quốc ở tuổi 19. Ở tuổi 38, anh đột ngột quyết định đi tu, trở thành một nhà sư. 

Dư luận tin rằng, hành động này của Ning Bo là do anh đã phải gặp quá nhiều áp lực từ gia đình và xã hội, những kỳ vọng muốn anh phải không ngừng xuất sắc hơn nữa, đạt được nhiều thành tích hơn.

Thực chất, sẽ luôn có nhiều áp lực dưới vầng hào quang và những áp lực này thường đòi hỏi trí tuệ cảm xúc tương tự để giải quyết. 

 

Link gốc: https://phunuvietnam.vn/vi-sao-nhieu-dua-tre-hoi-nho-thong-minh-tuyet-dinh-nhung-lon-len-bong-tam-thuong-dap-an-khien-khong-it-cha-me-do-mo-hoi-222022236212234836.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU