Lá chanh không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc hay. (Ảnh: Thảo Nguyên Home)
Ngoài ra, trong Đông y có bài thuốc rất hiệu nghiệm, đó là những ai bị ngộ độc, dị ứng khi ăn thịt hoặc da gà thì dùng lá chanh sắc lấy nước uống, sẽ giảm được triệu chứng.
“Qua đó có thể thấy, lá chanh kết hợp với thịt gà là vị thuốc chứ không đơn giản chỉ tạo hương sắc, mùi vị. Tuy nhiên, chỉ nên rắc ít bởi dùng nhiều lá chanh thì món ăn sẽ có vị đắng”, ông Sáng cho hay.
Thịt gà để trong tủ lạnh được bao lâu?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thịt gà sống có thể được giữ trong tủ lạnh khoảng 1-2 ngày. à đã nấu chín có thể để được trong tủ lạnh khoảng 3-4 ngày.
Thịt gà sống nên được bảo quản trong đồ đựng không rò rỉ để ngăn nước thịt tiết ra, nhiễm bẩn các thực phẩm khác. Thịt gà đã nấu chín nên được bảo quản trong hộp kín.
Nếu bạn cần bảo quản thịt gà lâu hơn vài ngày, tốt nhất nên để trong tủ đông. Thịt gà sống chặt miếng có thể được bảo quản trong tủ đông tới 9 tháng, trong khi gà nguyên con có thể được đông lạnh tới 1 năm. Thịt gà đã nấu chín có thể bảo quản trong tủ đông từ 2-6 tháng.
Nếu bạn để gà trong ngăn mát tủ lạnh hơn một vài ngày, rất có thể nó đã bị hỏng. Một số cách để biết gà đã bị hỏng hay chưa:
- Hết hạn sử dụng: Thịt gà sống và nấu chín đã quá hạn sử dụng có nhiều khả năng bị hỏng.
- Thay đổi màu sắc: Thịt gà sống và nấu chín bắt đầu chuyển sang màu xanh xám là đã bị hỏng. Các đốm mốc từ xám đến xanh lục cho thấy sự phát triển của vi khuẩn.
- Mùi: Cả thịt gà sống và nấu chín đều phát ra mùi axit giống như mùi amoniac khi bị hỏng. Tuy nhiên, mùi này có thể khó nhận thấy nếu gà đã được ướp với nước sốt, thảo mộc hoặc gia vị.
- Kết cấu: Thịt gà có kết cấu nhầy nhụa là đã bị hỏng. Việc rửa gà sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn mà có thể làm lây lan vi khuẩn từ gia cầm sang các loại thực phẩm, dụng cụ và bề mặt khác.