3. Nói rõ với con những điều mà bố mẹ mong đợi
Có một buổi nói chuyện với con về những điều mà bố mẹ mong muốn con sẽ sửa đổi trong thời gian sắp tới. Để con được đưa ra cách khắc phục và yêu cầu hỗ trợ từ bố mẹ. Đề xuất với con khi sử dụng bảng kế hoạch sửa đổi hành vi, nếu con hào hứng với nó mới sử dụng. Còn nếu con thực sự không thích hãy dừng lại và tìm cách khác.
4. Cho con thời gian thực hiện ít nhất là một tháng
Không ai có thể thay đổi trong một thời gian ngắn cả, trẻ con lại càng không. Bố mẹ cần cho con thực hiện sửa đổi hành vi trong ít nhất một tháng để hành vi đó trở thành thói quen của con. Đừng kỳ vọng quá cao vào sự thay đổi nhanh chóng của con, nếu như con thay đổi quá nhanh, bố mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để khắc phục nếu cần.
5. Lập danh sách những điều con có thể làm
Khi lập danh sách những điều con cần sửa đổi, bố mẹ hãy thảo luận với con để chúng được quyền đưa ra ý kiến riêng của mình. Bố mẹ không nên áp đặt ý kiến của mình lên con, hoặc nếu cần áp đặt hãy giải thích rõ ràng cho con hiểu. Nếu không, bố mẹ sẽ khiến con cảm thấy áp lực và khó chịu khi phải thực hiện những điều mà con cảm thấy là vô lý.