Dù bé còn rất nhỏ, nhưng đồ đạc không thuộc về con thì cha mẹ nên nghiêm cấm để tập tính thành thật cho bé từ nhỏ. Tuy nhiên, đừng xem đứa trẻ là một tên tội phạm. Có những cách xử lý khôn ngoan của cha mẹ sẽ khiến trẻ chừa không dám lần sau.
Cha mẹ cần bình tĩnh: Khi phá hiện con mắc sai lầm, bố mẹ không nên đừng chửi mắng, đánh đập con, vì làm như vậy không thể giúp trẻ ý thức lỗi lầm đã phạm phải mà chỉ khiến chúng sợ hãi. Trừng phạt nghiêm khắc có lẽ sẽ chấm dứt nhất thời hành vi của trẻ, nhưng không thật sự nâng cao được chuẩn mực đạo đức cho trẻ. Không phải là trường hợp hiếm trẻ lấy đồ của người khác. Ở độ tuổi này, trẻ chưa hiểu được thế hành động lấy đồ của người khác gây hại gì. Quan trọng nhất là ba mẹ bắt đầu dạy trẻ lý do tại sao hành động đó là sai và học cách tôn trọng đồ đạc của người khác.
|
Đặt trọng tâm là sự trung thực: Thường xuyên trò chuyện với bé về sự trung thực để ngăn chặn bệnh nói dối và ăn cắp. Luôn kể cho bé những câu chuyện kết cục có hậu về sự thành thực và đừng tiếc lời khen ngợi mỗi khi bé thành thực khai báo về những hành động xấu.
Dạy con tôn trọng tài sản: Làm cho bé biết được sự sở hữu có giá trị như thế nào bằng cách làm cho bé chịu trách nhiệm với đồ đạc của mình. Ví dụ, nói về tầm quan trọng của đồ chơi một cách nhẹ nhàng. Tạo ra quy tắc về việc hỏi trước khi mượn đồ.
Trả lại đồ bé đã lấy và nhắc nhở bé phải xin lỗi chủ sở hữu: Bố mẹ hãy giúp bé viết xin lỗi hay đi cùng con đến trả đồ. Đối với trẻ em, chỉ đơn giản là thừa nhận lấy cắp sẽ tác động rất hiệu quả đến tâm lý con.
|
Cho con thấy mức độ nguy hại của hành vi do mình gây ra: Chỉ cho con thấy những việc làm xấu sẽ ảnh hưởng đến chính mình, chẳng hạn không người tốt nào muốn làm bạn với con, việc học tập, làm việc sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Nên nhấn mạnh đến sự tổn thương tình cảm của cha mẹ: hành vi này của con khiến cha mẹ xấu hổ, đau lòng và để trẻ một mình suy nghĩ về hành động của chúng.
Quản lý thời gian của con sau vụ “táy máy”: Có thể cha mẹ sẽ phải để mắt tới con một thời gian để tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị cám dỗ bởi món đồ. Hay thậm chí thắt chặt thời gian của trẻ, yêu cầu trẻ về nhà đúng giờ quy định, nếu về trễ phải có lý do, và nói rõ đi chơi chỗ nào.
Nhờ đến bác sỹ tâm lý nếu như hành vi của trẻ vẫn lặp đi lặp lại: Một bác sỹ tâm lý chuyên nghiệp sẽ xác định được nguyên nhân sâu xa của bé là gì. Điều quan trọng là phải giải quyết tật xấu này càng sớm càng tốt để ngăn chặn những vấn đề tồi tệ hơn.
Theo sohuutritue.net.vn