Bà bầu béo phì dễ bị tiền sản giật, đẻ con dị dạng

(lamchame.vn) - Đối với người béo phì, khi sinh con họ sẽ gặp nhiều rủi ro như dễ bị động thai, mổ lấy thai, kéo dài thời gian chuyển dạ, xuất huyết, khó khăn khi gây mê màng cứng.

Sau 2 năm chật vật lắm mới có được tin vui, chị Nguyễn Thị Hạnh (32 tuổi, Đà Nẵng) lại đang lo lắng vì những nguy cơ béo phì gây ra cho thai kỳ. Dù đã giảm từ 82 kg xuống chỉ còn 70 kg nhưng chỉ số cơ thể thai phụ này vẫn vượt mức cho phép. Đi khám bác sĩ, chị mới tá hỏa béo phì trong thai kỳ có thể gây ra hàng loạt chứng bệnh đe dọa tính mạng thai nhi và người mẹ.

 

Béo phì được xác định như thế nào trong thai kỳ?

Béo phì là một vấn đề ngày càng tăng với ngày càng nhiều phụ nữ bắt đầu mang thai đã có nguy cơ thừa cân trước đó. Theo thống kê Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 40% phụ nữ nằm trong nhóm thừa cân và 15% được coi là béo phì. Thừa cân được định nghĩa là có chỉ số khối cơ thể (BMI) giữa 25 và 29,9 điểm, trong khi béo phì được định nghĩa là chỉ số BMI trên 30. Đây là những định nghĩa tương tự được sử dụng trước khi mang thai. BMI thường được tính theo trọng lượng trước khi mang thai và không tăng cân trong thai kỳ.

Chăm sóc người béo phì khi mang thai

Chăm sóc người béo phì khi mang thai là một trong những vấn đề lớn nhất nhưng hiếm khi được nói đến. Nhìn chung, bệnh nhân béo phì hoặc thừa cân thường cảm thấy bất mãn vì ách đối xử của những người xung quanh với ngoại hình của mình.

Do đó, là một người mang thai, họ đặc biệt có quyền được người thân, các nhân viên y tế tôn trọng và chăm sóc kỹ càng hơn cả thai phụ bình thường vì rủi ro cao.

Béo phì ảnh hưởng đến thai nghén như thế nào?

Vấn đề đầu tiên mà người béo phì có thể gặp phải khi cố gắng có bầu là khó khăn khi thụ thai. Một số phụ nữ béo phì sẽ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), có thể gây ra vô sinh hoặc khó có thai. Ngoài ra, một số phụ nữ bị suy giảm khả năng sinh sản do biến chứng của bệnh béo phì nói chung, chẳng hạn như cao huyết áp và tiểu đường.

Khi mang thai, phụ nữ béo phì cũng có những biến chứng tiềm năng khác từ tăng cân bao gồm:

- Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh

- Tăng nguy cơ sẩy thai

- Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ

- Tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng ối (viêm chorioamnionitis)

- Tăng nguy cơ tiền sản giật

Do đó, sản phụ béo phì cần tăng số lần khám thai, cần dùng thuốc hoặc theo dõi chặt chẽ hơn theo toa bác sĩ.

Tăng cân thai kỳ

Phụ nữ bị béo phì hoặc thừa cân cần tăng cân ít hơn người bình thường để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, tăng cân vẫn là điều được khuyến khích.

Đối với những phụ nữ thừa cân, họ chỉ nên tăng từ 7-12 kg, trong đó 1-3 kg ba tháng đầu, và khoảng tăng nửa cân mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Nếu bạn bị béo phì ở thời điểm bắt đầu mang thai, thai phụ không nên tăng quá 2 kg ở cuối tam cá nguyệt đầu tiên, và chỉ tăng được khoảng nửa kg cho hai tuần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Mục đích là để có tổng trọng lượng tăng chỉ từ 5 – 6 kg suốt thai kỳ.

 

Giảm cân trong khi mang thai

Các chuyên gia không khuyến cáo ai giảm cân trong thai kỳ, bất kể trọng lượng khởi đầu của bạn là bao nhiêu. Ăn kiêng trong thai kỳ sẽ làm mất đi lượng calo cần thiết cho bé, giải phóng độc tố vào cơ thể mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cũng không được ăn bất cứ gì mình muốn mà cần tăng chất và giảm hàm lượng calo, tinh bột.

Sinh con ở người béo phì

Đối với người béo phì, khi sinh con họ sẽ gặp nhiều rủi ro như dễ bị động thai, mổ lấy thai, kéo dài thời gian chuyển dạ, xuất huyết, khó khăn khi gây mê màng cứng.

Do đó, nếu bạn bị thừa cân hay béo phì, hãy có kế hoạch giảm trọng lượng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang