Ngoài ra, chị cũng tìm hiểu vài phương pháp và chắt lọc đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Chị sử dụng quản lý thời gian Eisenhower, dựng timetable theo tuần, theo tháng để quản lý công việc, sử dụng lịch để nhắc việc. Và một điều muốn chị muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh rằng cần tập trung làm việc, hạn chế làm nhiều việc một lúc và hạn chế tối đa sụp deadline theo chuỗi domino.
- Từ khi có con, công việc và tính cách của chị có thay đổi nhiều không? Chị có cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại?
Chị nghĩ phụ nữ thay đổi rất nhiều khi làm mẹ. Bản năng làm mẹ khiến người phụ nữ hoàn thiện mình nhiều hơn. Mặc dù có những giai đoạn thấy chông chênh và lạc lõng, nhưng nhìn chung chị vẫn luôn tâm niệm thấy đủ và hài lòng với hiện tại.
Dù cho xã hội hưởng ứng lối sống YOLO hay tôn thờ chủ nghĩa độc thân thì chị vẫn cho rằng kết hôn, sinh con, duy trì sự cân bằng trong cuộc sống mới thuận tự nhiên. Chị tin hạnh phúc hay không là ở chính bản thân mình, dù ở trạng thái nào, mình cũng có quyền lựa chọn phương án mình thấy ổn và hạnh phúc với điều đó.
- Hiện các con có phát triển đúng theo những mục tiêu và định hướng chị đề ra?
Các con luôn được mọi người khen ngợi ngoan ngoãn và có ý thức tốt. Con cũng biết yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh. Về định hướng hay mục tiêu thì chị luôn thay đổi theo từng chặng đường phát triển cùng con. Mấy mẹ con sẽ thảo luận về định hướng phù hợp nhất.
Trong quá trình con trưởng thành, chị cũng luôn đón nhận những thất bại, thách thức. Chị nghĩ đó là một phần của chặng đường, chỉ cần mọi thành viên luôn sát cánh cùng nhau vượt qua. Cuộc sống không đơn thuần chỉ là việc đặt ra mục tiêu rồi hoàn thành và tiếp tục đặt ra mục tiêu mới. Chị cho rằng nên dạy con nhân sinh quan và quan điểm sống mới là điều quan trọng hơn cả.
MẸO NHỎ GIÚP CON THÍCH KHÁM PHÁ THẾ GIỚI THAY VÌ DÙNG SMARTPHONE
- Các con chị có học Ngoại ngữ từ nhỏ? Đâu là phương pháp dạy Ngoại ngữ cho các con?
Khi các con nói rõ Tiếng Việt, chị mới cho tiếp xúc và hướng đến học Ngoại ngữ để tránh loạn ngôn ngữ. Loạn Ngoại ngữ còn nguy hiểm hơn việc học muộn. Khi hướng dẫn con học Tiếng Anh, chị cho rằng cần thẩm thấu từ nghe tới nói, sau đó là đọc và viết. Việc học từng từ dịch nghĩa ngang sang làm mất đi tư duy ngôn ngữ, và dựng nên một lối mòn trong quan điểm học từ vựng, học Ngoại ngữ.
Chị hướng các con xem kênh giải trí bằng Tiếng Anh, nghe từ dễ đến khó, học từ vựng qua hình ảnh, sơ đồ tư duy, học qua ngữ cảnh và tình huống cho tới khi thấm đẫm ngôn ngữ đó thì quay về học ngữ pháp và tập viết nghị luận. Với tư duy này, chị nghĩ có thể bồi đắp 1-2 thứ Ngoại ngữ cho con. Đặc biệt, cha mẹ có thể học cùng với con để luyện tập mỗi ngày.
- Ngày nay, nhiều người cho con sử dụng smartphone từ sớm, chị suy nghĩ gì về điều này? Các bé nhà chị có được sử dụng smartphone thường xuyên không?
Smartphone là một phần của xã hội hiện đại ngày nay, thực sự rất khó giữ con không sử dụng thiết bị điện tử khi xung quanh có quá nhiều người dùng. Chị giữ cho các con đến 18 tháng không sử dụng ti vi, ipad hay điện thoại. Bởi điều đó vốn không cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Sau khi đi học, chị bắt đầu cho con xem và hạn chế thời gian. Không xem trong giờ ăn, xem các kênh có ích, quản lý sát sao, điều hướng ngay khi con lỡ tiếp xúc với các thông tin độc hại trên truyền thông. Nếu thiết bị điện tử không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày thì các bậc cha mẹ hãy hạn chế, kiểm soát nội dung và dành khoảng 15-20 phút mỗi ngày để cho con giải trí.
Các bé nhà chị không thích ngồi xem tivi bằng hoạt động khác. Chị thiết kế một phòng học riêng để các con tô vẽ, thoả thích sáng tạo, đọc sách, làm quen với chữ và số… Các bé thổ lộ rằng ở trong phòng học còn thoải mái hơn việc ngồi xem tivi. Có lẽ smartphone giải quyết ngay bài toán bận rộn cho phụ huynh. Nhưng điều con trẻ cần là được người lớn trò chuyện, vận động cùng và khám phá cuộc sống.
Ảnh: NVCC
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.