Bạn có biết, những người ăn trên 160g thịt đỏ/ngày nguy cơ bị ung thư đường ruột cao hơn 33% so với người ăn dưới 20g thịt đỏ/ngày, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư, đái tháo đường, cholesterol, thừa cân?. Rất may, giờ đây bạn có thể sử dụng các loại đậu sau như một loại thực phẩm thay thế thịt hoàn hảo mà lại rất tốt cho sức khỏe.
Các loại đậu này với nguồn Protein dồi dào không những thay thế được protein trong thịt mà còn dễ tiêu hóa hơn và giúp nâng cao thể trạng, sức khỏe của cơ thể.
Đậu đỏ: Cao thủ giải độc
Theo nghiên cứu Đông y, đậu đỏ có thể thanh nhiệt, giải độc, có ích cho lá lách và làm khỏe dạ dày, tiêu sưng, lợi tiểu, thông khí, giải tỏa phiền não, giúp loại bỏ phù nề. Ngoài ra, lớp vỏ ngoài màng đậu đỏ cũng chứa nhiều chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột rất tốt, nhờ đó giúp loại bỏ được các chất cặn bã bám ở thành ruột, làm sạch ruột.
Chỉ cần uống nước và ăn đậu đỏ ninh nhừ không đường cách ngày 1 lần sẽ giúp giải độc cơ thể cực tốt.
Đậu nành: phòng bệnh tim mạch, ngừa ung thư
Vì có nhiều chất đạm nên đậu nành đã được coi như “thịt không xương” ở nhiều quốc gia Á Châu.Trong nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra, người dân đảo Crete ở Hy Lạp và đảo Kohama ở Nhật Bản có tỉ lệ tử vong do tim mạch thấp nhất thế giới. Sở dĩ như vậy là do người dân ăn nhiều đậu nành và các chế phẩm từ loại đậu này.
Theo tiến sĩ James Anderson, ĐH Y khoa Kentucky (Mỹ), người có mỡ máu rất cao nếu dùng đậu nành thay thịt sẽ làm giảm mỡ máu 19,6 % mà không phải dùng thuốc hạ mỡ máu do trong đậu nành chứa nhiều Protein và sterol. Ngoài ra, các phytoestrogen còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến. Đậu nành cũng là một thức ăn rất cần thiết cho trẻ chậm phát triển.
Đậu xanh: Thanh nhiệt giải độc
Đậu xanh là một thực vật thuộc họ đậu có có hàm lượng protein trong mỗi khẩu phần rất cao, khoảng 23% có thể thay thế lượng đạm mất đi khi không ăn thịt. Vỏ đậu xanh chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như flavonoid, tannin, saponin; hạt đậu xanh có alkaloid, steroid đậu và rất nhiều chất xơ. Theo Đông Y, đậu xanh tính mát vị ngọt, vốn có tác dụng nhuận hầu chỉ khát, thanh nhiệt ích khí, giải độc lợi thủy… Món cháo đậu xanh nấu cùng lá sen được cho là bài thuốc có thể giúp chữa chứng lở loét do nhiệt, mẩn ngứa hoặc rôm sảy.
Đậu đen: Bổ mắt, bổ thận, chống lão hóa
Đậu đen cũng chứa rất nhiều protein, 24 %. Trung y cho rằng, sắc đen vào thận, do đó hay ăn đậu đen tốt cho tạng thận. Ngoài ra, trong vỏ đậu đen giàu anthocyanin, có thể thanh trừ gốc tự do trong cơ thể, chống lão hóa. Ngoài ra, anthocyanin còn có tác dụng bổ mắt.
Đậu Hà Lan: Cải thiện tâm trí
Mỗi nửa cốc đậu Hà Lan chứa 3,5 g protein. Khi tâm trạng khó chịu, các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung món đậu Hà Lan vào thực đơn. Ngoài ra, loại đậu này còn thích hợp cho người bị bệnh tì vị rối loạn, chán ăn, tiêu chảy vì nó làm ấm lá lách, nhẹ dạ dày và có thể phòng tả, loại bỏ chứng sưng nhọt. Ngoài ra, đậu Hà Lan còn giàu chất carotin, sau khi ăn có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, có tác dụng làm đẹp da.
Tổng hợp
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.