Báo động nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm mùa lễ hội

(lamchame.vn) - Tết hết xuân sang cũng là mùa lễ hội nở rộ ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, ở chính những lễ hội này cũng có nhiều nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nếu bạn không biết cách phòng tránh.

Đi lễ hội đầu năm đã là văn hóa của người Việt. Nếu tham gia vào những lễ hội lớn, xa nhà thì việc ăn uống tại lễ hội là điều gần như chắc chắn. Trong khi đó với lưu lượng người đi lại đông đúc, sự phục vụ cẩu thả, dụng cụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh kết hợp với tiết trời nồm ẩm vào mùa xuân là điều kiện thuận lợi đã khiến cho nấm mốc phát triển. Từ đó nguy cơ bị ngộ độc là rất cao.

Mỗi mùa lễ hội, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm đều có đoàn đi kiểm tra, lấy mẫu thực phẩm về kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy hầu hết đồ ăn thức uống có chứa hàn the, chất bảo quản, đồ ăn thức uống nhiễm khuẩn…Người dân khi đi lễ hội mà bị ngộ độc thực phẩm nếu không được sơ cứu đúng cách, kịp thời có thể bị mất rất nhiều nước cũng như lượng muối và khoáng chất thiết yếu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và người già có hệ miễn dịch yếu kém hoặc ở người mắc bệnh mạn tính.

Đồ ăn ở lễ hội có thể bắt mắt nhưng rất mất vệ sinh

Vì thế nễu xuất hiện  các biểu hiện như buồn nôn và nôn, có khi nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, có thể không sốt nhưng cũng có thể sốt cao trên 38 độ C thì bạn lập tức phải thực hiện các biện pháp sơ cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Các bước sơ cứu bao gồm: 

Với người lớn :  bạn hãy tạo ta những hành động gây nôn phản xạ như dùng 2 ngón tay của mình để ngoáy họng hoặc có thể dùng thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi. Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi, gây nguy hiểm. Sau đó cho người bệnh nằm nghỉ, uống  orezol với nước hoặc pha nước muối đường để chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại. Nếu bệnh nhân đỡ có thể cho ăn thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa. Tuyệt đối không cho uống sữa.

Với trẻ nhỏ:  thì cần làm sao để trẻ nôn và tránh sặc. Lập tức bổ sung oresol cho trẻ để bổ sung chất điện giải vì ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải. Với trẻ em cần cho uống từ từ, không uống quá nhiều. Tuyệt đối, không được cho trẻ uống các loại nước khác như nước ngọt, nước có gas, kể cả nước lọc vì không có tác dụng bù chất điện giải mà còn khiến cho tình trạng ngộ độc thêm nặng.

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang