Bé trai suýt nguy kịch sau khi ủ bệnh tay chân miệng 10 ngày

(lamchame.vn) - Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với trẻ nhỏ không chỉ do những biến chứng của nó mà còn vị quá trình ủ bệnh kéo dài dẫn đến khi phát bệnh thì tình trạng đã quá nặng. 1 bé trai 20 tháng tuổi ủ bệnh 10 ngày, khi vào viện đã trở thành bệnh nhân bị tay chân miệng nặng nhất từ đầu mùa ở bệnh viện Viêt Pháp.

Bé Panda (20 tháng) - con chị Nguyễn Trà Giang (Thanh Xuân)  được đưa vào viện trong tình trạng sốt cao 40.5 độ, trên khắp người nổi nhiều nốt mẩn đỏ. Trước đó bé vẫn bình thường, sau một đêm thấy xuất hiện tình trạng viêm họng, ho có đờm và sốt nhẹ. Mẹ bé cho uống  Paracetamol (Doliprane loại siro, liều lượng uống chia theo kg nặng) nhưng không hạ.  Đến ngày thứ 2, bé sốt cao đến 40.5 độ C. Mẹ bé tiếp tục cho con uống paracetamol  nhưng hầu như không hạ sốt. Sau đó bé xuất hiện những nốt mẩn nhỏ , gia đình đã lập tức đưa vào bệnh viện Việt Pháp. Những xét nghiệm cho thấy bé Panda đang bị bệnh tay chân miệng ở cấp độ nặng. Tần suất xuất hiện  nốt trên khắp cơ thể cao gấp nhiều lần so với những bé ở mức độ bình thường. Bé liên tục quấy khóc, bỏ ăn và lả đi vì quá mệt.  

Bé Panda khi mới vào viện với nhiều nốt mọc khắp người

Phải đến ngày thứ 5 bé Panda mới được tháo các ống truyền dịch, được  các bác sỹ cho đi tắm  tránh nhiễm khuẩn da và được thay ga giường thường xuyên vì nhưng nốt bọng nước vỡ ra. Để tránh diễn biến nghiêm trọng, có thể biến chứng chạy vào tim, phổi, não nên bé  được nghe tim, phổi, soi tai mũi học, nhịp thở và oxy 2 lần/ ngày.

Những ngày nằm viên gia đình bé Panda không thể hình dung được những ngày qua bé đã phải chịu đựng những điều khủng khiếp đó như thế nào. Các bác sỹ cho rằng bé Panda đã ủ bệnh tới 10 ngày rồi mới mắc bệnh. Đây là ca bệnh mắc tay chân miệng nặng nhất tại bệnh viện Việt Pháp từ đầu năm đến nay. Hiện đang là đỉnh điểm của dịch nên các gia đình có con nhỏ không nên chủ quan, cần theo dõi diễn biến sức khỏe của con. Nếu có thể hãy tránh để con tiếp xúc với các nguồn bệnh để tránh lấy nhiễm tối đa. Khi con kết thúc phác đồ điều trị tay chân miệng, bệnh đã điều trị dứt điểm thì cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng của con thông qua ăn uống, đồng thời vệ sinh chỗ ở, giặt giũ chan mằn, đồ chơi của bé để tránh tình trạng vi khuẩn lưu trú, có thể làm cho bé đi lại.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang