Bệnh thủy đậu vào “mùa cao điểm” những ngày cận Tết

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM cho biết, thủy đậu đã bắt đầu vào “mùa cao điểm”, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ mang thai.

Tỷ lệ lây nhiễm cao, biến chứng nguy hiểm

Tại Việt Nam, thủy đậu là 1 trong 5 bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trong những năm gần đây. Virus varicella zoster gây bệnh thủy đậu thường khu trú trong đờm, nước bọt, nước mũi nên rất dễ lây lan và phát tán khi người bệnh hắt hơi. Đặc biệt, thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho virus này phát triển. Mặt khác, không khí lạnh những ngày cận Tết cũng khiến phản ứng miễn dịch của cơ thể suy giảm làm tăng nguy cơ mắc thủy đậu, không chỉ với trẻ em mà cả ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Bệnh thủy đậu ảnh hưởng nặng nề nhất với nhóm trẻ dưới 18 tháng, nguy cơ mắc bệnh Zona về sau sẽ cao gấp 4,5 lần những lứa tuổi khác. Bên cạnh đó, khoảng 5-10 năm gần đây người lớn bị thủy đậu khá nhiều. Người lớn bị thủy đậu sẽ gặp những triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau nhức, sốt cao, nổi nhiều mụn nước,... và dễ biến chứng ngoài da hơn trẻ nhỏ.

"Nhiều người nghĩ rằng thủy đậu là bệnh ngoài da nên chủ quan. Tuy nhiên, mụn nước do thủy đậu có thể gây viêm da bội nhiễm, để lại sẹo lõm trên da. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê…, thậm chí tử vong. Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ mắc một số bệnh mạn tính, hoặc có sức đề kháng yếu, khi mắc bệnh thủy đậu thì nguy cơ tử vong rất cao. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu là một thảm họa với những biến chứng khó lường", bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Bệnh thủy đậu vào “mùa cao điểm” những ngày cận Tết - Ảnh 1.

Thời tiết trở lạnh những ngày cận Tết khiến nhiều trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm bệnh thủy đậu.

Đề cập đến biến chứng nguy hiểm của thủy đậu, Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, một số khảo sát cho thấy có 30% trẻ sơ sinh tử vong khi nhiễm thủy đậu từ mẹ trong quá trình mang thai; 5-20% trường hợp gặp biến chứng viêm não, có nguy cơ bại não; nếu mắc thủy đậu ở tuần thai 13-20 có thể dẫn đến sảy thai hoặc gây dị tật thai nhi như thiểu sản tiểu não, chứng đầu nhỏ, bất thường nhãn cầu, dị dạng sọ não, tổn thương hệ thần kinh, đa dị tật ở tim,… Mẹ bị thủy đậu vào 3 tháng cuối thai kỳ khiến tỷ lệ thai chết lưu lên đến 20%. Đặc biệt, trong 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh thì biến chứng gây ra cho trẻ sơ sinh sẽ rất nặng.

Theo bác sĩ Kim Thoa, thời gian ủ bệnh thủy đậu kéo dài từ 2 đến 3 tuần, thông thường 14-16 ngày khiến người lớn không biết mình mắc bệnh nên vô tình lây bệnh cho trẻ trong quá trình chăm sóc. Trong khi đó, trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc chưa có được miễn dịch thụ động truyền từ mẹ nên khi mắc bệnh dễ gặp biến chứng nặng, kéo dài, nguy cơ tử vong cao.

Vắc xin mới phòng bệnh thủy đậu từ 9 tháng tuổi

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, Việt Nam chưa đưa vắc xin phòng bệnh thủy đậu vào chương trình TCMR nên không tạo được miễn dịch cộng đồng bảo vệ trẻ dưới 1 tuổi. Hơn nữa, trước đây chỉ có 2 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu của Mỹ và Hàn Quốc cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Vì thế, trước độ tuổi này, trẻ hầu như chỉ được bảo vệ bởi miễn dịch thụ động có được từ mẹ đã tiêm vắc xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, kháng thể thu được từ mẹ giảm dần theo thời gian và mất hẳn khi trẻ trên 4 tháng. Khoảng trống miễn dịch từ thời điểm này đến khi trẻ tròn 12 tháng tuổi khiến trẻ có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Chính vì vậy khi có vắc xin Varilrix mới với chỉ định mới có thể tiêm ngừa cho trẻ từ 9 tháng tuổi, Hệ thống Tiêm chủng Vắc xin cho Trẻ em và Người lớn VNVC đã ngay lập tức "mang về" và triển khai tiêm ở 49 trung tâm VNVC trên toàn quốc để kịp thời bảo vệ cho hàng ngàn trẻ em từ 9 tháng tuổi trong thời điểm bệnh thủy đậu bắt đầu vào giai đoạn cao điểm".

Bệnh thủy đậu vào “mùa cao điểm” những ngày cận Tết - Ảnh 2.

Vắc xin Varilrix (Bỉ) mới với 2 liều tiêm cho miễn dịch bảo vệ đến 96%, giảm tối đa nguy cơ tái nhiễm, đang được triển khai tiêm chủng tại Hệ thống VNVC.

Sau gần 10 năm vắng bóng trên thị trường, vắc xin phòng thủy đậu của Bỉ đã "tái xuất" với công nghệ mới. Thay vì chỉ có thể tiêm cho trẻ từ 12 tháng như trước đây và nhiều loại vắc xin khác, Varilrix chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, hiệu quả phòng bệnh đến 96% với 2 liều tiêm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu vào “mùa cao điểm” những ngày cận Tết - Ảnh 3.

Varilrix là vắc xin phòng thủy đậu duy nhất tiêm được cho trẻ từ 9 tháng tuổi

Vắc xin này được mong chờ sẽ giúp bảo vệ sớm hơn cho trẻ em, giảm nguy cơ mắc bệnh, tử vong ở trẻ. Trường hợp rất hiếm có thể vẫn nhiễm bệnh sau tiêm vắc xin thì bệnh thường nhẹ và không có biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tốt nhất 3 tháng để đáp ứng miễn dịch phòng bệnh cho bản thân trong thời gian mang thai và truyền kháng thể bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời. Người tiếp xúc với nguồn bệnh trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vắc xin phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Bệnh thủy đậu vào “mùa cao điểm” những ngày cận Tết - Ảnh 4.

Phụ nữ nên hoàn tất 2 mũi tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng

Theo phác đồ tiêm chủng tại VNVC, vắc xin này được khuyến cáo tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 3 tháng đối với trẻ từ 9 tháng - 12 tuổi và cách nhau 1 tháng với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn, cho hiệu quả bảo vệ lên đến 20 năm.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh bệnh thủy đậu, mùa đông xuân với thời tiết mát lạnh cũng là thời điểm thuận lợi cho các loại siêu vi phát triển mạnh, bắt đầu tăng từ những ngày cận Tết, đỉnh điểm là tháng 3, tháng 4. Đầu tiên là các bệnh lý về hô hấp, trong đó có RSV, bệnh cúm (nặng hơn là viêm phổi), sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, bệnh lý tiêu hóa. Một số bệnh đặc biệt nguy hiểm khi chuyển lạnh, là biến chứng của bệnh lý hô hấp như viêm não, viêm màng não.

Bệnh thủy đậu vào “mùa cao điểm” những ngày cận Tết - Ảnh 5.

Hệ thống tiêm chủng VNVC có nhiều loại vắc xin phòng bệnh cho người lớn

Không chỉ trẻ nhỏ và cả người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bản thân và tránh lây bệnh cho trẻ chưa đến tuổi chủng ngừa.

Nhiều thông tin khoa học, hữu ích về bệnh thủy đậu, vắc xin phòng ngừa và cách phòng bệnh mùa đông xuân nguy hiểm cho trẻ em và người lớn được bác sĩ Trương Hữu Khanh; Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa và Bác sĩ Bạch Thị Chính tư vấn trong chương trình livestream "GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU, PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM & NGƯỜI LỚN". Độc giả có thể xem chương trìnhtại đâyvà tiếp tục đặt câu hỏi để được chuyên gia giải đáp.

photo-5

Hệ thống tiêm chủng VNVC cũng vừa chính thức ra mắt Thẻ quà tặng ePlus gồm nhiều mệnh giá từ 200.000 - 25.000.000 đồng với mức ưu đãi lên đến 5%. Thẻ quà tặng ePlus được phát hành dưới hình thức lì xì - mừng tuổi năm mới, khách hàng có thể dành tặng người thân, bạn bè, đối tác...

Khách hàng sở hữu Thẻ quà tặng ePlus sẽ dễ dàng đăng ký Thẻ thành viên ePlus để tận hưởng tiện ích miễn phí kèm đặc quyền, đặc biệt là ưu tiên đặt giữ vắc xin thủy đậu mới, các loại vắc xin hot, thường xuyên khan hiếm, trong đó có cả vắc xin phòng Covid-19...

Thông tin chi tiết tại:https://eplus.vnvc.vn/

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang