Bị bố mẹ cột bom vào người, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình "đổi đời" trở thành VĐV khuyết tật nổi tiếng của Mỹ

Người ta nói: 'Khó khăn chỉ càng làm ta thêm mạnh mẽ, kiên cường hơn' và câu nói ấy chưa bao giờ là sai đối với cô gái trẻ Đỗ Thị Thúy Phượng trên con đường tìm đến đỉnh vinh quang...

Haven Shepherd quỳ trên tấm ván nhảy đặt sát mép hồ bơi của trường, hít thở thật sâu và lao mình xuống nước.

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Khi ở dưới nước, tôi cảm thấy hoàn toàn tự do, tôi cảm thấy thực sự là chính mình”, Haven (15 tuổi) nói với phóng viên BBC tại bể bơi dành cho vận động viên ở thành phố Carthage, bang Missouri, Mỹ. Đó là thời gian thảnh thơi quý giá mà em không phải gồng mình cùng đôi chân giả nặng nề. Việc mang chúng cả ngày khiến cô bé cảm thấy "mệt mỏi".

Cú chết hụt đầy đau đớn khi chưa tròn 2 tuổi

Haven có tên khai sinh là Đỗ Thị Thúy Phượng. Em chào đời ngày 10/3/2003 tại Thôn 2, xã Tiên Phước, huyện Tiên Ngọc, tỉnh Quảng Nam. Khi em mới 14 tháng tuổi, cha mẹ em đã đưa ra một quyết định dại dột. Họ bước vào túp lều lụp xụp, trói mình vào một khối thuốc nổ rồi kẹp em ở giữa với ý định cho cả nhà chết chung. 

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Có nhiều thông tin trái chiều xoay quanh vụ việc này. Thời điểm đó, truyền thông địa phương cho hay cha ruột của Haven cưới một phụ nữ khác và có con riêng. Khi mẹ của cô bé phát hiện ra sự thật, bà đe dọa sẽ bỏ đi và người đàn ông đó đã quyết định kết liễu cả gia đình. 

Thế nhưng, ông bà của Haven lại kể câu chuyện khác, rằng Haven là kết quả từ mối tình vụng trộm của bố mẹ em. Vì không thể tìm được sự giải thoát và vấp phải nhiều chỉ trích, ngăn cấm từ gia đình, bố mẹ ruột của Haven đã vô cùng đau khổ, tuyệt vọng và rồi họ quyết định cùng nhau quyên sinh.

Bị bố mẹ cột bom vào bụng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Nhưng dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì Haven cũng là nạn nhân. Sức mạnh của vụ nổ đã giết chết cả cha lẫn mẹ của em ngay lập tức và còn đứa trẻ tội nghiệp bị hất văng ra xa cách vị trí túp lều 9m. Cô bé được người dân tìm thấy trong tình trạng bị bỏng nặng toàn thân, mảnh đạn găm vào đầu, đôi chân không còn nguyên vẹn. Nhưng điều kỳ diệu là em vẫn còn dấu hiệu sự sống.

Haven mỉm cười khi cô bé nhớ lại mình được gọi là "đứa trẻ kỳ diệu" từ khi bắt đầu có nhận thức. Nhưng cô bé chỉ nhớ mang máng về cuộc sống của mình khi còn ở Việt Nam. “Tôi sống sót qua một bi kịch mà đáng lẽ ra tôi không thể sống sót”, Haven nói.

 
 
 

Sau khi được tìm thấy trong tình trạng bê bết máu, Haven được bà ngoại đưa đến bệnh viện, và mặc dù phải đi xe máy qua chặng đường dài, băng rừng vượt núi, nhưng cô bé vẫn kiên cường một kỳ diệu. Khi nhập viện, cả 2 chân của em ngay lập tức được cắt bỏ đến đoạn bên dưới đầu gối để tránh nhiễm trùng. Em phải nằm viện suốt hơn 1 tháng để điều trị. Ông bà ngoại vốn đã chẳng đủ ăn lại phải trang trải chi phí viện phí, phẫu thuật cho cháu. Khi không thể cầm cự được nữa, họ phải nhờ vào số tiền quyên góp từ các gia đình bệnh nhân khác.

Chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể giúp đỡ trường hợp đau lòng này”, đó là lời kết của một bài báo địa phương vào thời điểm đó. 

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Sự giúp đỡ đến từ phía bên kia địa cầu

Khi Haven nằm trong bệnh viện, ở phía bên kia địa cầu, cách quãng đường hơn 13.000 cây số, đôi vợ chồng Shelly và Rob Shepherd đang có cuộc sống bận rộn tại một thị trấn nhỏ ở bang Missouri, Mỹ, với 6 đứa con và điều hành công việc kinh doanh ván sàn của gia đình. Cuộc sống gia đình tưởng chừng như đã viên mãn, đủ đầy nhưng bà Shelly khi ấy vẫn đau đáu tâm tư thiếu vắng một thứ gì đó.

“Chúng tôi từng nghe một diễn giả nói về việc nhận con nuôi nước ngoài, và số lượng trẻ em trên thế giới cần một ngôi nhà yên bình. Tôi ngồi dưới nghĩ bụng không bao giờ có thể là chúng tôi. Tại sao chúng tôi lại nhận con nuôi cơ chứ? Chúng tôi đã có 6 đứa con ruột rồi".

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Sau đó, suy nghĩ tiếp theo của tôi lại là: 'Tại sao không phải là chúng tôi?' Kể từ thời điểm đó, tôi không thể thoát khỏi cảm giác rằng chúng tôi chắc chắn phải làm điều này”.

Nhưng với chồng của Shelly, mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Rob vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi một tai nạn chết người mà ông đã gây ra với anh trai Terry vào năm 2000. Khi ấy, 2 anh em trở về nhà sau một chuyến dã ngoại của công ty, với một chiếc máy hút bụi được dùng làm công cụ giải trí buổi chiều cho đoàn được gắn trên xe của họ. Họ đã đánh giá sai chiều cao của nó và khi đi vào một đường hầm, Terry bị nóc xe tải đè lên và chết ngay lập tức.

Rob và Shelly là một cặp vợ chồng có đức tin mạnh mẽ và luôn mở cửa tổ ấm của họ cho những đứa trẻ kém may mắn. Họ sẵn sàng nuôi dưỡng những đứa trẻ cơ nhỡ trong một khoảng thời gian. Nhưng Rob chưa từng nghĩ đến việc nhận con nuôi. Sau đó, Shelly đã thuyết phục được chồng, và ngay sau quyết định của họ, cặp đôi được mời đến Việt Nam cùng với người bạn học của Shelly, Pam Copes và chồng cô Randy.

Pam và Randy cũng đã phải trải qua một thảm kịch khủng khiếp. Năm 1999, cậu con trai đang ở độ tuổi thiếu niên Jantsen của họ đột ngột qua đời vì lên cơn đau tim đột ngột sau khi tập luyện bóng đá. Pam và Randy kể cho vợ chồng Shelly về một chuyến thăm Việt Nam, nơi họ đến trại trẻ mồ côi do một người bạn thành lập và tham gia các hoạt động từ thiện để tưởng nhớ cậu con trai xấu số. Chuyến đi được coi là hành trình chữa lành của Pam và Randy sau cái chết của con trai. 

Họ đã giúp đỡ trẻ em đường phố ở Việt Nam, sử dụng tiền tưởng niệm của Jantsen để thành lập quỹ mang tên Touch a Life.

Lần này quay trở lại Việt Nam, hai vợ chồng rủ Rob và Shelly Shepherd đi cùng để giúp tạo điều kiện cho vợ chồng Shelly nhận nuôi một em bé Việt Nam. 

Trước đó, ông bà của Haven đã giải thích rằng họ quá nghèo nên không đủ sức chăm sóc cháu gái và muốn vợ chồng Pam - Randy đưa em đến trại trẻ mồ côi mà cặp đôi đã mở ra nhằm giúp đỡ trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. Nhưng vợ chồng Pam - Randy cảm thấy đây không phải là nơi tốt nhất dành cho cô bé. Họ đã sắp xếp để Haven được một gia đình khác ở Mỹ nhận làm con nuôi.

Shelly và chồng lên đường sang Việt Nam với mục đích đơn giản là để hiểu hơn về những đứa trẻ đáng thương ngoài kia. Điều họ không lường trước được là cô bé Haven. "Lúc đó, chúng tôi không biết rằng chúng tôi sẽ phải lòng con bé", Shelly nói.

"Định mệnh cho chúng ta bên nhau"

Tháng 10 năm 2004, cặp đôi hạ cánh tại sân bay ở Đà Nẵng. Sau đó, họ di chuyển bằng một vài phương tiện đến một ngôi làng nhỏ ở trên núi cao sâu trong rừng. Haven sống với ông bà ngoại ở đó.

Shelly nhớ như in khoảnh khắc cô gặp Haven lần đầu tiên. "Haven đang được chị gái bế trên tay. Tôi đưa tay ra đón là cô bé lập tức vươn người theo luôn, cảm giác như thể chúng tôi đã quen biết nhau từ trước đó".

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình

Khoảnh khắc lần đầu tiên Shelly bế Haven và ôm vào lòng.

Trở lại Đà Nẵng, khi đi dạo trên bãi biển vào sáng hôm sau, Haven dường như luôn muốn được Rob bế trên tay. Đôi vợ chồng có cảm giác như đứa trẻ này là con đẻ của mình vậy. 

Và chỉ vài tuần sau đó, khi các thủ tục giấy tờ và thị thực đã được xử lý xong, Haven đã ở Mỹ với bố mẹ nuôi của mình là một cặp đôi khác. Shelly đã mong đợi bản thân cô sẽ cảm thấy tràn đầy cảm hứng từ chuyến đi đến Việt Nam. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, Shelly mang về trái tim tan vỡ.

 
 
Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Rob nhớ lại: “Khoảnh khắc mà Shelly giao đứa bé cho người ta, cảm giác như cô ấy hoàn toàn suy sụp".

Chỉ 6 ngày sau, Shelly nhận được một cuộc gọi từ Pam. Shelly nghe kể rằng gia đình kia cảm thấy không phù hợp để nuôi Haven. Thế là, chỉ trong vài giờ, Haven đã đoàn tụ với gia đình Shepherd trên đất Mỹ.

Bây giờ, khi đã 15 tuổi, Haven mô tả ngày 19 tháng 11 năm 2004 là "ngày con đã tìm được cha mẹ".

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Đó là ngày con được đưa về nhà ra mắt gia đình”. Shelly, giọng đứt quãng, nói: "Khi đón con bé ở cửa nhà, gia đình tôi đón nhận mảnh ghép hoàn thiện". 

Cô cho biết những đứa con khác của cô hoàn toàn ủng hộ quyết định nhận nuôi Haven. “Tôi nghĩ vì chúng tôi đã là một đại gia đình nên tôi luôn chú trọng dạy bọn trẻ rằng tình yêu thương luôn được nhân lên, không bao giờ bị chia cắt. Vì vậy, khi gia đình có thêm một đứa trẻ nữa, điều đó có nghĩa là chúng tôi có nhiều tình yêu hơn để chia sẻ với nhau".

Nơi bão dừng sau cánh cửa

Giữa những cánh đồng bát bao la bát ngát trải dài đến đường chân trời ở một thị trấn vùng Trung Tây nước Mỹ, gia đình Shepherd cùng nhau thưởng thức bữa sáng. Căn phòng khách ồn ào và hỗn loạn vì có tới 13 đứa trẻ. Những đứa trẻ mới biết đi chạy lon ton giữa các phòng, vài anh chị lớn hơn thì thảo luận về đám cưới sắp diễn ra, tất cả chìm trong tiếng cười đùa vui vẻ, náo nhiệt.

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 
Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Haven nằm giữa tấm thảm khi các cháu gái và cháu trai của em vây quanh. Đứa tóm lấy tay Haven, đứa nghịch ngợm nhấc chiếc chân giả lên xoay tới, xoay lui. Haven không nhịn được cười mà la lên.

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Cô bé nói rằng mình thích trở thành một phần của một gia đình lớn như vậy. Các anh chị của Haven từ 7 đến 21 tuổi khi cô được nhận về làm con nuôi. "Tôi có tới 4 chị gái và tôi luôn trang điểm cho họ, luôn thích mặc đồ giống họ. Tôi nghĩ điều đó thực sự định hình tôi vì họ là những hình mẫu tuyệt vời trong cuộc đời tôi. Và, bạn biết đấy, lớn lên với các anh chị đều là học sinh trung học - điều đó thực sự rất vui. Tôi đã phải ăn bữa tối vào lúc sáng sớm rất nhiều lần sau một buổi khiêu vũ lớn và tôi có một tuổi thơ thực sự tuyệt vời”.

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Khi Haven 5 tuổi, lần đầu tiên em hỏi Shelly về sự vắng mặt của đôi chân. Vừa nâng con ra khỏi bồn tắm và quấn chiếc khăn tắm vào người con. Shelly kể cho đứa trẻ nghe mọi chuyện.

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình

Đôi chân giả đầu tiên dành cho Haven.

Một cuộc đời khác

Gia đình Shepherd không chỉ cho Haven một mái ấm vui vẻ thực sự mà còn có tác động trực tiếp đến những quyết định lớn trong cuộc đời cô bé. "Tôi luôn có mặt trên sân xem một trận bóng chuyền rồi đến một trận bóng rổ. Cả nhà ai cũng thích hoạt động thể thao. Vì vậy tôi đã sớm biết sau này mình sẽ trở thành một vận động viên", Haven nói. 

Shelly thừa nhận rằng ban đầu cô có cái nhìn "định kiến" về đứa con khuyết tật của mình. Cô kể: “Tôi nghĩ rằng 'Được rồi, tôi sẽ phải cho con bé những lựa chọn thay thế cho thể thao'. Tôi nghĩ có lẽ con bé sẽ chơi piano hoặc cô ấy muốn may vá, có quá nhiều điều ngớ ngẩn mà tôi đã nghĩ”.

Ban đầu, Haven cố gắng chạy như các chị gái của mình, nhưng mồ hôi khiến chân giả của cô bé bị trượt. Cuối cùng, Shelly muốn thử sức với môn bơi.

"Bơi lội khiến tôi cảm thấy thực sự được trao quyền”, Haven nói. “Khi tôi lớn rồi, tôi thực sự không thể làm mọi thứ một mình, vì vậy, việc thả mình xuống nước và vẫy vùng tập bơi giống như việc đầu tiên tôi phải tự làm”.

 
 

Cô bé bắt đầu làm quen với môn bơi lội từ năm 10 tuổi, và chỉ 2 năm sau, Haven đã gia nhập một đội bơi chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản quanh năm. Sau sinh nhật thứ 13, đội tuyển quốc gia Paralympic Mỹ bắt đầu để mắt đến Haven như một ứng cử viên tiềm năng.

Haven nói rằng điều này có nghĩa là không thể cứ giữ mãi tốc độ như vậy chỉ để trở thành một VĐV "ổn định". Cô bé cần tăng cân và tập luyện nhiều hơn dưới nước. 

Mùa hè năm 2018, Haven bay sang Italy cùng đội tuyển Paralympic Mỹ và mang về hai tấm huy chương vàng đồng đội. "Tôi được đội chiếc mũ lưỡi trai in chữ USA. Cảm giác rất ngầu", Haven phấn khích kể về cảm giác tự hào khi được thi đấu vì nước Mỹ.

Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là diễn ra thế vận hội Paralympic 2020 ở Tokyo và Haven được lựa chọn là một VĐV của đoàn thể thao Mỹ sang thi đấu. Đối với Haven, vinh dự này được xem là "đỉnh cao trong cuộc đời em".

Huấn luyện viên của Haven, Shawn Klosterman, cho rằng cô bé có cơ hội tốt và hoàn toàn có tiềm năng. “Em ấy không ngại tập luyện vất vả”, anh nói. “Haven là một ví dụ điển hình cho thấy bạn có thể là một vận động viên cấp cao tận tâm làm việc chăm chỉ đồng thời vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, niềm vui và việc luyện tập có thể đi đôi với nhau”.

Haven nói rằng cô bé rất thích ở cùng đội bơi của mình - những người bạn mà cô bé nói đùa là "bốn tay vịn" của mình, ám chỉ thực tế là họ có tất cả đầy đủ 2 tay 2 chân. 

 
 

Haven cho biết cô bé lớn lên với rất ít người khuyết tật xung quanh, nhưng em chưa bao giờ cảm thấy mặc cảm về cơ thể mình. Haven nói: “Tôi có 2 lựa chọn. Tôi có thể đã trở thành một người rất tự ti và bị tổn thương vì những lời phán xét của người khác, hoặc tôi có thể nghĩ 'Ồ, bạn đang nhìn chằm chằm vào tôi bởi vì tôi có một đôi chân rất tuyệt'. Và tôi làm theo cách thứ 2”.

Mỗi khi rảnh rỗi ở nhà, Haven dành thời gian làm đại sứ cho những người bị cụt tay khác. Cô bé đến thăm những người bị cụt tay trong quân đội, nói chuyện tại các trường học và nhấn mạnh những lợi ích của việc trở nên khác biệt.

Bị bố mẹ cột bom vào bụng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 
Bố mẹ cột vào bụng cho bom nổ chết cùng, bé gái gốc Việt sống sót thần kỳ và hành trình
 

Đối với Rob, việc Haven trở lại Việt Nam là một phần quan trọng trong hành trình của cô bé. Ông bà ngoại của em vẫn ở quê nhà và người chị cùng cha khác mẹ của em đã liên lạc qua mạng.

Gia đình Shepherd dự định sẽ đưa Haven trở về thăm quê sau Thế vận hội Paralympic ở Tokyo sắp diễn ra tới đây. "Để con bé có được cảm giác về nơi con sinh ra", Rob nói.

Nhắc đến cha mẹ ruột, Haven không có chút oán hận. "Tôi nghĩ tình cảnh của mình chính là lý do giải thích tại sao chúng ta không nên sống một cuộc đời vô định".

 
 

Nguồn: BBC

 

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/bi-bo-me-cot-bom-vao-nguoi-be-gai-goc-viet-song-sot-than-ky-va-hanh-trinh-doi-doi-tro-thanh-vdv-khuyet-tat-noi-tieng-cua-my-162212208203808433.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang