Bị mẹ chồng khủng bố tinh thần tới mức muốn tự tử lúc bầu, liệu sinh con có bị ảnh hưởng?

(lamchame.vn) - Sau trận cãi, chị từ bỏ ý định tự tử vì mẹ chồng nhưng bất mãn ít ăn, ít nói, có dấu hiệu trầm cảm đe dọa sức khỏe đứa con trong bụng.

Hai năm đầu về làm vợ, làm dâu, rồi mang thai của phụ nữ có thể nói là khoảng thời gian phụ nữ trải qua nhiều sự thay đổi nhất trong cuộc đời họ. Những xung đột về tính cách, thói quen sống, tâm sinh lý… liên tục kéo đến thời gian này khiến họ dễ rơi vào tình trạng stress, nên ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi là chuyện khó tránh.

Mẹ chồng - con dâu "Khác máu tanh lòng"

Chị Nguyễn Thị Xuân Hậu (quận 9, TP HCM) kể thời gian mang thai, do mẹ bận bán buôn ở quê nên không thể vào chăm sóc con cái từ miếng ăn, giấc ngủ. Trong khi đó, mẹ chồng lại nghỉ hưu, đã quyết định dọn vào ở hẳn với vợ chồng con trai để đón cháu nội chào đời. Kể từ đó, hai vợ chồng trở nên dần căng thẳng khi bà bắt đầu can thiệp từ nhẹ nhàng, dần tăng lên mức độ thô bạo đối với cuộc sống con cái.

Ảnh minh họa: Cảnh trong phim "Sống chung với mẹ chồng"

“Khác máu tanh lòng”, những mâu thuẫn giữa mẹ và con trai nhanh chóng được xóa bỏ và quên lãng nhưng những khúc mắc giữa mẹ chồng – con dâu dồn nén ngày một nhiều. Ban đầu, chỉ đơn giản những chuyện nhỏ nhặt như nấu ăn, giặt giũ, sau tới những vấn đề lớn như tiền bạc.

“Nhiều khi ấm ức lắm vì mẹ ruột mình vào là mình chỉ việc đi làm về có đồ ăn, nghỉ dưỡng thai. Còn với mẹ chồng, mình như thêm gánh nặng vì phải đi chợ, nấu nướng đến việc rửa chén chỉ có hai vợ chồng đều làm hầu bà. Thà có hai vợ chồng hôm nào mệt đi ăn ngoài. Đằng này bữa nào không nấu bà nói ăn ngoài con trai bà không có sức làm việc, ảnh hưởng cháu nội”, chị nói. Chưa kể, bà ép con dâu ăn một món như cá chép, trứng ngỗng cả tuần dù chị nghén ói liên tục.

Lâu dần, mâu thuẫn chuyển từ việc mẹ chồng, con dâu chỉ trích nhau qua chồng chị Hậu. Tuy nhiên, đỉnh điểm là lúc chị thẳng thắn tuyên bố: “Mẹ không nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống của vợ chồng con”.

Lúc này, mẹ chồng chị cũng không vừa, bà rất bình tĩnh đốp chát, đuổi thẳng con dâu ra khỏi nhà vì: “Tôi một mình nuôi con trai ăn học, nhà này là tiền nó mua, cô ở đâu vào đây chia rẽ tình mẹ con”. Tức giận, chị cầm dao đòi cắt tay nhưng chồng kịp can. Sau trận cãi, chị từ bỏ ý định tự tử nhưng bất mãn ít ăn, ít nói, có dấu hiệu trầm cảm đe dọa sức khỏe đứa con trong bụng.

Bà bầu nên né mẹ chồng xấu tính

Bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết khi mang thai, bà bầu dễ bị thay đổi tâm trạng khi mang thai do căng thẳng, mệt mỏi hoặc sự thay đổi chất, các hormone trong cơ thể. Các chị em mang bầu chủ yếu rơi vào tình trạng này trong 3 tháng đầu tiên và 3 tháng cuối cùng của thai kỳ do thời gian này, các bà bầu thường chịu sự lo lắng và khó chịu, rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống, giảm trí nhớ ngắn hạn. Chưa kể, nếu có tác động từ bên ngoài như mâu thuẫn với chồng, mẹ chồng, sẽ gây ra căng thẳng cao độ, tạo ra những cơn giận dữ lây lan cho con.

Đừng để chuyện người lớn ảnh hưởng sức khỏe tâm thần con trẻ

Lúc này, bộ phận tiếp nhận hormone stress của bào thai sẽ có những thay đổi về sinh lý khiến trẻ khó kiểm soát stress trong suốt cuộc đời về sau của các con. Ngoài ra, khi mẹ giẫn dữ, căng thẳng cao độ, con trong bụng sau này cũng có nhiều khả năng gặp các vấn đề tâm thần và rối loạn hành vi.

Chưa kể, khi phụ nữ có thai bị stresss sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh thai kỳ như rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, tiền sản giật, dọa đẻ non hoặc sẩy thai…

Do đó, các mẹ bầu cần biết cân bằng cuộc sống bản thân, đặt an toàn sức khỏe của mẹ và con lên hàng đầu bằng cách nghỉ ngơi, né xa mẹ chồng khó tính, ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, chia sẻ với những người thân để được giúp đỡ.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang