Theo TS Maya B., Đại học Stanford (Mỹ), ba nguyên nhân có thể dẫn đến sự kén ăn các loại rau củ lúc nhỏ, thậm chí kéo dài đến khi trẻ lớn:
- Cha mẹ không thích ăn nên cũng ít giới thiệu cho bé.
- Cha mẹ thường có ít thời gian để mua rau củ tươi mỗi ngày hoặc không biết mua loại gì, phối hợp ra sao trong bữa ăn.
- Cha mẹ thường bỏ cuộc quá sớm khi thấy trẻ không thích loại rau củ đó.
Tạo dự án trồng cây nho nhỏ cùng bé
Một trong những phương pháp độc đáo nhất để cải thiện tình trạng “ghét” rau là cùng bé tạo ra khu vực trồng rau với những dụng cụ đơn giản.
Dự án này được thực hiện qua 5 bước dưới đây:
Bước 1: Hãy chuẩn bị nguyên liệu về 2-3 loại rau bạn sẽ trồng. Sau đó, bạn cùng bé ươm rễ và trồng xuống đất. Bạn nên chọn một số loại rau dễ lên như hành, xà lách, rau thơm để thời gian bé có thể nhận ra sự lớn lên của rau củ không quá lâu.
Bước 2: Hãy để bé giữ một vai trò trong dự án này như giúp mẹ tưới nước cho cây vào mỗi sáng sớm.
Bước 3: Hoạt động cũng bao gồm việc tìm nhặt những lá sâu/úng/hư và cho con biết những lá này không đủ chất dinh dưỡng, lá tươi xanh tốt sẽ cho con nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Cha mẹ có thể thực hiện dự án trồng cây cùng bé. Ảnh: Armarioorganico |
Bước 4: Hoạt động bao gồm nhặt/hái rau cho mẹ cũng được khuyến khích.
Bước 5: Hoạt động cùng con thăm vườn rau và kể cho con nghe về sự lớn lên của rau cần có đất, nước và ánh sáng. Cây sẽ sinh trưởng tốt và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bên trong.
Quá trình trải nghiệm trồng cây cùng mẹ không đơn thuần là giúp trẻ phát triển sự yêu thích với rau củ mà còn giáo dục trẻ có nhận thức tốt về nguồn dinh dưỡng, sự sinh trưởng và tinh thần trách nhiệm trong chăm sóc vườn rau. Những điều này sẽ giúp trẻ có gắn bó nhất định trong việc ăn rau củ.
Giải pháp cho cha mẹ ít thời gian hoặc không biết cho bé ăn loại rau củ nào
Nên mua rau củ gì?
Khi không có nhiều thời gian mua rau mỗi ngày, bạn có thể lựa chọn đi siêu thị 1 lần/tuần, lựa chọn những loại rau củ như: rau cho lá màu xanh (tần ô, cải ngọt, xà lách dài), súp lơ xanh, măng tây, củ cà rốt, bí xanh, hành tỏi, khoai tây, nấm và chuối.
Cách bảo quản
Bạn không nên để chung rau, củ và quả, cho chúng vào 2 ngăn khác nhau. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc với từng loại rau củ dưới đây để đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất:
- Rau cho lá: Rau cho lá không để vào túi nylon kín, nên tạo những lỗ thở để rau tiếp tục hô hấp. Ta không buộc dây lên thân các loại rau, làm tắt vận chuyển chất dinh dưỡng của chúng, giúp sự phát triển vi khuẩn nhanh hơn.
Rau củ cung cấp một lượng vitamin thiết yếu và chất xơ cần thiết cho trẻ nhỏ. Ảnh: DrMamma
|
- Hành và tỏi: Loại này không để tủ lạnh, không rửa (khi nào dùng mới rửa), có thể bảo quản trong túi giấy, tránh để chung và gần với khoai tây (vì có thể sinh ra chất gây buồn nôn khi ăn), để nơi tránh ánh sáng (có thể gây vị đắng hơn).
- Khoai tây: Khi mua khoai tây bạn không nên rửa, dùng khăn giấy lau sạch bụi cát, để vào túi giấy để bảo quản nơi thoáng mát, không ánh sáng, không để gần hành tỏi, táo, chuối.
- Măng tây: Đây là loại thực phẩm giàu kali và những vitamin nhóm B cần cho sự tăng trưởng của các bé. Măng tây nên cắt một đoạn gốc, cắm vào ly nước, phần ngọn dùng bao nylon quấn quanh, bảo quản trong 4 ngày. Khi dùng, ta cắt bỏ đoạn nhúng vào nước.
- Nấm: Nấm lấy ra khỏi nylon và không nên rửa bằng nước. Các bạn nên dùng khăn giấy (hoặc miếng vải mềm sạch) lau sạch. Thời gian bảo quản nấm tốt nhất trong 7 ngày.
Nên kết hợp rau củ như thế nào?
Để bé sẽ nhận được đa dạng các loại vitamin hơn, các bậc cha mẹ phải đảm bảo bữa ăn của bé luôn có đủ 2 loại rau củ mỗi ngày.
Nếu phối hợp rau củ nào trong một bữa ăn gây khó khăn thì công thức đơn giản nhất mà mẹ nên áp dụng là phối hợp 2 loại rau củ có màu sắc khác nhau.
Theo news.zing.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.