Thời điểm giao mùa là lúc thời tiết thay đổi đột ngột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát triển. Trong khi tiết trời xuân hè khá là ấm áp thì thỉnh thoảng vẫn có những cơn gió lạnh đột ngột, kèm theo đó là không khí ẩm thấp và tiết trời nắng nóng. Do đó, mà những ai có sức khỏe kém rất dễ mắc bệnh trong khoảng thời gian này.
Để có thể giữ an toàn cho sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình thì bạn nên biết những cách phòng tránh bệnh giao mùa xuân hè. Sau đây là những căn bệnh phổ biến nhất trong thời điểm giao mùa mà bạn nên lưu ý
Các bệnh về đường hô hấp
Thời điểm giao mùa là lúc dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất. Có thể kể đến các bệnh điển hình như cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, ho,... nhất là ở trẻ em. Vì thế trong khoảng thời gian này bạn nên đặc biệt chú trọng đến sức khỏe và nên để ý hơn nữa đến trẻ nhỏ trong nhà.
Chủ động phòng bệnh bằng cách giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào thời điểm sáng sớm và ban đêm. Khi ra ngoài nên đội nón và đeo khẩu trang. Thường xuyên dùng nước muối để rửa mũi và súc miệng để phòng tránh bụi bẩn và tránh vi khuẩn viêm nhiễm qua đường hô hấp.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường bắt đầu vào tháng 2 – 3. Cần phòng bệnh bằng cách phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, mắc màn khi ngủ, dọn sạch các vũng nước đọng trong nhà.
Tay chân miệng
Tay chân miệng cũng là căn bệnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển giao mùa. Vì bệnh này hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó, nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời. Bệnh này thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em.
Thủy đậu (trái rạ)
Một trong những căn bệnh phổ biến nữa khi thời tiết bắt đầu chuyển giao mùa đó là bệnh thủy đậu hay còn được biết đến với cái tên trái rạ. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa Đông - Xuân và kéo dài đến hè. Do diễn biến khá nhanh, dễ dàng lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc với người bệnh.
Biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh giao mùa - thủy đậu chính là không nên tiếp xúc với người bị bệnh, nhất là đồ dùng cá nhân. Hạn chế đến những nơi mà người bệnh đã từng đi qua, những nơi đông người,... Với người bệnh thì nên chăm sóc đúng cách và không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh.
Ngộ độc thực phẩm
Trong khi tiết trời xuân hè khá là ấm áp, nhưng có những thời điểm quá nóng và độ ẩm cao. Chính những điều này khiến cho các loại thực phẩm dễ bị nấm mốc tấn công hơn. Nếu chúng ta vô tình ăn phải rất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Nếu trường hợp bị nhẹ thì cũng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy,... Nặng có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Để đề phòng bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nên ăn nóng ngay sau khi chế biến. Thực phẩm còn thừa nên đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh. Lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và chế biến.
Nấm móng
Nấm móng có cơ hội và điều kiện phát triển lý tưởng nhất ở khí hậu xuân hè. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nấm móng lại gây mất thẩm mỹ, chưa kể việc điều trị kéo dài và khá là tốn kém.
Để phòng tránh, bạn cần giữ gìn vệ sinh móng thật cẩn thận. Khi thấy nấm xuất hiện ở chóp móng thì nên cắt bỏ lớp móng này ngay. Tránh nạo bỏ hoặc cố cạy rìa móng đang bị nấm vì có thể tạo điều kiện cho nấm xâm nhập sâu hơn.
Đau mắt
Nhiệt độ đang từ lạnh chuyển sang nóng có thể làm mắt chúng ta bị khô. Khi gặp môi trường bụi bặm, khói ô nhiễm sẽ làm mắt dễ bị đỏ và đau hơn.
Để phòng tránh điều này, bạn cần bảo vệ mắt bằng cách đeo kính, bịt khẩu trang khi ra đường. Dùng nước muối sinh lý để rửa mắt mỗi ngày sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và hạn chế dụi mắt.
Đó được xem là những căn bệnh phổ biến nhất trong thời điểm giao mùa như hiện nay. Cũng như những cách phòng bệnh giao mùa xuân hè hiệu quả nhất mà bạn nên biết. Để có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.