Các dấu hiệu của dị ứng thời tiết mùa hè
Dấu hiệu dễ nhận ra nhất là da nổi phát ban, các nốt mẩn đỏ xuất hiện trên bề mặt da gây ngứa ngáy, khó chịu. Trường hợp dị ứng thời tiết nặng hơn xuất hiện các triệu chứng khó thở, tụt huyết áp đột ngột, nổi phát ban trên khắp cơ thể. Nên nhớ, khi bị nổi mề đay cấp tính biện pháp tốt nhất là nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Xuất hiện các vết mẩn đỏ khi bị dị ứng thời tiết |
Các biện pháp phòng tránh dị ứng thời tiết vào mùa hè
Điều trị dị ứng thời tiết vào mùa hè không khó khăn nhưng rất dễ tái phát mặc dù hiện nay có nhiều thuốc đặc trị. Các bài thuốc dân gian trở thành sự lựa chọn ưu tiên số 1 bởi sự an toàn và hiệu quả của nó. Dưới đây là một số phương pháp điều trị dị ứng thời tiết
- Bột khoai tây: Thoa bột khoai tây lên vùng da bị dị ứng trong khoảng 20 - 25 phút. Thoa đều đặn hằng ngày đến khi các nốt mẩn đỏ, phát ban không còn xuất hiện trên bề mặt da.
Khoai tây giúp tiêu giảm các nốt mẩn đỏ trên da |
- Kết hợp nước chanh và mật ong: Phương pháp rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả đó là uống đều đặn 1 cốc nước chanh pha cùng mật ong mỗi ngày, cách làm này không chỉ giúp thuyên giảm dị ứng mà còn nâng cao khả năng miễn dịch, làm đẹp da cho cơ thể bạn.
Mật ong và chanh là công thức giúp da khỏe đẹp |
- Nước ép trái cây: Đây được coi là "thần dược" giúp điều trị các bệnh dị ứng vào mùa hè. Uống nước ép trái cây thường xuyên, đều đặn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch được mạnh khỏe chống lại các bệnh dị ứng. Bạn chỉ cần uống 500ml nước ép hoa quả mỗi ngày, các độc tố gây dị ứng trong cơ thể sẽ bị đẩy lùi.
|
- Trà xanh: Uống từ 1 - 2 cốc trà xanh mỗi ngày pha cùng với mật ong giúp cơ thể lọc bỏ độc tố. Trong thời gian điều trị cần tránh hút thuốc, sử dụng các đồ uống có cồn
Uống trà xanh hàng ngà giúp ngăn ngừa dị ứng thời tiết |
Để phòng tránh dị ứng thời tiết vào mùa hè hiệu quả, bạn cần lưu ý tránh các tác nhân gây dị ứng
- Khói bụi, phấn hoa: Bạn cần chú ý đến chu kì hoa nở, không để chúng tăng vọt trong môi trường sống của bạn. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa đặc biệt là giường, chiếu nơi mà bạn thường xuyên tiếp xúc.
- Tránh hút thuốc, uống các loại đồ uống có cồn: Trong thuốc lá và các loại thuốc có cồn có chứa nhiều chất gây ức chế hệ miễn dịch, kết hợp với thời tiết nóng bức của mùa hè làm cho cơ thể nổi phát ban, mẩn đỏ.
- Tránh bị sốc nhiệt: Mùa hè nóng bức nên việc sử dụng điều hòa, quạt điện tăng mạnh nhưng da bạn dễ bị nổi phát ban khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột. Khi đó bạn sẽ cảm thấy ngứa và khó chịu nhưng càng gãi thì các nốt mẩn đỏ càng lan rộng. Để giảm ngứa rát trong các trường hợp bệnh nặng, bạn nên bôi và uống thuốc theo lời bác sĩ chỉ dẫn.
- Tránh gãi nhiều: Ngoài việc khiến tình trạng dị ứng ngày càng nặng, việc gãi nhiều khiến trầy xước da, để lại sẹo mất tính thẩm mỹ.
Dị ứng thời tiết vào mùa hè là một căn bệnh thường gặp bất kì ai cũng có thể mắc phải, khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt. Nếu không điều trị dị ứng kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu thấy tình trạng dị ứng nặng dần bạn phải đến cơ sở y tế để được chữa trị hiệu quả nhất
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.