Các dấu hiệu đặc trưng để nhận biết trẻ bị bệnh tay chân miệng

(lamchame.vn) - Mùa hè đến cũng là lúc nhiều dịch bệnh ở trẻ em bùng phát, trong đó bệnh tay chân miệng luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Nhận biết các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng sớm sẽ giúp điều trị được kịp thời.

Bệnh ta chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Trẻ có thể mắc bệnh truyền nhiễm này khi tiếp xúc với một người từng bị bệnh hoặc tiếp xúc với virus qua đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa.

dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-tay-chan-mieng.jpg

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ rất dễ nhận biết. Triệu chứng ban đầu có thể là sốt và thường kèm theo đau họng. Tình trạng biếng ăn và khó chịu cũng có thể xảy ra. Khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng hoặc họng, hoặc cả hai. Mụn nước có khả năng xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi ở mông (ở mông thường do tiêu chảy gây ra).

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh chân tay miệng sẽ khó xác định nếu con bạn chỉ bị nổi bóng nước trong miệng hoặc cổ họng. Do còn quá nhỏ nên con không thể nói cho bạn biết rằng con bị đau họng. Do đó nếu thấy trẻ sốt và có dấu hiệu ngừng ăn hoặc uống hoặc không muốn ăn hoặc uống thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Ngoài các dấu hiệu trên, khi trẻ bị bệnh tay chân miệng trẻ còn có các dấu hiệu như: Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ; Bồn chồn; Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn; có thể hay giật mình; Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếng vì đau họng; Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.

Các dấu hiệu cho biết trẻ có thể bệnh nặng

Quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ (cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc): Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Sốt cao không hạ - trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol: Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn - đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh tay chân miệng, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

Nguồn: Thành viên diễn đàn Lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang