Các dấu hiệu sắp sinh con trước một tuần

(lamchame.vn) - Thực tế, mẹ rất khó xác định thời điểm chuyển dạ chính xác là khi nào để có thể chuẩn bị mọi thứ cho cuộc “vượt cạn”. Song mẹ cũng đừng quá lo lắng, vào giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh giúp mẹ biết bé yêu sẵn sàng chào đời.

Những dấu hiệu sắp sinh báo trước

 

Dưới đây là 10 dấu hiệu sắp sinh, mẹ nên tham khảo:

Bụng bầu tụt xuống

Bụng bầu tụt xuống thấp là một trong những dấu hiệu sắp sinh, thai nhi đã di chuyển xuống dưới thấp hơn. Khoảng 1 tuần cho đến vài ngày trước khi chào đời, em bé sẽ bắt đầu dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ, phần đầu của bé quay xuống phía dưới ở vị trí thấp nhất trong tử cung.

Ở các mẹ sinh con thứ 2 trở đi, do cơ bụng không còn săn chắc như lần mang thai đầu tiên, dấu hiệu này không còn rõ ràng như trước.

Ra chất nhầy

Mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết ra chất nhầy hồng hoặc hơi đỏ, đây chính là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung nhằm “dọn đường” cho bé yêu chào đời.

Xuất hiện cơn gò tử cung

Đa số những mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn gò diễn ra ở những tuần cuối thai kỳ, trước khi bắt đầu quá trình chuyển dạ. Thậm chí, có một số mẹ bầu cảm nhận được cơn gò ở tháng thứ 4 của thai kỳ.

Đau lưng

Khi sắp chuyển dạ mẹ bầu thường cảm thấy đau lưng hơn thông thường. Hiện tượng này do thai nhi dịch chuyển xuống thấp hơn.

 

Đau trằn bụng dưới

Lúc này các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra hết sức để chuẩn bị cho bé yêu ra đời. Thai nhi thì có xu hướng dịch chuyển xuống dưới, khiến cho mẹ bầu đau trằn bụng dưới.

Đi vệ sinh nhiều lần

Khi thai nhi đã lọt xuống khung chậu, thai nhi lọt xuống tiểu khung sẽ kích thích vào bàng quang ở trước và tạo cho mẹ có cảm giác đi tiểu thường xuyên, kích thích vào trực tràng ở phía sau tạo cảm giác thường xuyên mắc đi cầu.       

Ngưng tăng cân

Trong quá trình mang thai, mẹ tăng cân rất nhiều nhưng tuần cuối dùng thì không. Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh cận ngày nhất mà mẹ có thể chú ý.

Phù nề chân

Lúc này, kích thước thai nhi quá lớn, chèn lên tĩnh mạch chủ, khiến cho lượng máu về tim bị ứ đọng, gây ra hiện tượng phù nề 2 chân. Trong thực tế, nhiều mẹ bầu cảm thấy chân bị phù nề trước sinh vài tuần rồi tự xẹp, rồi lại xuất hiện lại. Tuy nhiên, khi bà bầu bị phù chân nghĩa là có dấu hiệu sắp sinh.

Vùng kín của mẹ sưng nề

Do kích thích thai nhi lớn và thay đổi nội tiết tố, thay đổi thần kinh làm cho các mạch máu nuôi dưỡng vùng tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo dãn rộng, máu nuôi dưỡng đến nhiều hơn để cho đường kính ống âm đạo dãn nở tốt giúp cho thai nhi sổ ra dễ dàng khi chuyển dạ sinh.

Mất ngủ

Thời điểm này các bà bầu thường lo lắng, hồi hợp khi nghĩ đến ngày sinh. Đồng thời, bà bầu cũng thường xuyên phải đi tiểu đêm nên dễ mất ngủ.

Chuẩn bị đồ đinh sinh cho mẹ và bé

Để thuận tiện đi “vượt cạn”, mẹ bầu nên chuẩn bị túi đồ đi sinh cho mẹ và bé như sau:

Đồ cho mẹ

  • - Băng vệ sinh: khoảng 6 cái.

  • - Bông gòn

  • - Sữa tươi và sữa đặc.

  • - Cốc có nắp và thìa.

  • - Quần lót cotton mỏng (loại dùng 1 lần): 20 cái (đủ cho cả sản phụ sinh mổ).

  • - Giấy và khăn ướt.

  • - Trang phục: Mặc dù có sẵn đồ bệnh nhân tại bệnh viện nhưng sản phụ vẫn nên mang theo dự phòng cho mình từ 1 – 2 bộ để tránh gặp khó chịu khi không quen. - Trang phục mang theo nên là loại mỏng nhẹ, rộng rãi và đặc biệt là có nút, thuận tiện cho bé bú.

  • - Kính râm để bảo vệ mắt bạn không bị chói mắt, ảnh hưởng đến thị lực sau này.

  • - Khăn mặt.

  • - Một chiếc chậu nhỏ.

  • - Bàn chải đánh răng và nước súc miệng.

  • - Vài chiếc túi nhỏ để gói đồ bẩn.

Đồ cho con yêu:

  • - Sữa

  • - Bình sữa, cốc, thìa loại nhỏ.

  • - Tã giấy trẻ nhỏ: 20 chiếc.

  • - Áo sơ sinh: 3 chiếc.

  • - Bao tay, bao chân: 3 đôi.

  • - Mũ mềm: 2 chiếc.

  • - Khăn sữa: 5 chiếc.

  • - Khăn xô lớn lau bé khi tắm: 5 chiếc.

  • - Khăn quấn bé : 3 cái.

  • - Nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé.

  • - Băng rốn: 4 – 5 cái.

  • - Rơ lưỡi: 5 – 7 cái.

  • - Bông y tế: 1 gói nhỏ.

  • - Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ 10 ml dùng lau mắt mũi cho bé yêu vào mỗi buổi sáng.

  • - Máy hút sữa đề phòng trường hợp mẹ chưa thể trực tiếp cho bé bú.

  • - Gối bông mềm: 1 cái.

  • - Chăn mềm nhỏ: 1 cái.

Ngoài ra, trước khi vào phòng sinh mẹ cần tháo hết những trang sức như nhẫn, vòng, khuyên tai, lắc… để cơ thể thoải mái và đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé yêu.

Khi nào mẹ bầu cần tới bệnh viện?

Mẹ cần tới bệnh viện ngay khi phát hiện ra nước ối âm đạo. Bác sĩ sẽ thăm khám, theo dõi, làm xét nghiệm và ra các chỉ định thích hợp tùy theo tình trạng của mẹ và thai như dùng kháng sinh, theo dõi gây chuyển dạ hay tiếp tục giữ thai. Chúc bạn mẹ tròn, con vuông nhé!

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang