Cách buông bỏ căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hiện đại

(lamchame.vn) - Tiền lãi ngân hàng mỗi tháng, tiền ăn cả gia đình, tiền học chính của con, tiền học thêm của con, tiền biếu ông bà, tiền đám hỏi,… bao nhiêu áp lực như dồn lên vai người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, với những lời lý giải và những giải pháp tâm lý dưới đây, các chị em phần nào sẽ học được cách giải tỏa những áp lực trong cuộc sống

Chúng ta đang sống trong một thế giới căng thẳng - và khiến chúng ta ngày càng lo lắng. Một nghiên cứu được công bố bởi hãng chăm sóc sức khỏe Healthspan đã phát hiện ra rằng hơn 40% người được khảo sát cho rằng họ bị căng thẳng, áp lực; với hơn 20% nghĩ rằng họ bị áp lực nhiều hơn trong 5 năm trở lại đây. Hơn nữa cuộc khảo sát cho thấy 57% số người được hỏi thấy lo lắng về vến đề sức khỏe, 54% thì chọn tài chính là một trong những áp lực kinh khủng nhất mà họ phải đối mặt, 40% lo sợ tuổi già, và 32% có nỗi lo lắng về ngoại hình, 30% có chọn nỗi lo về thăng tiến nghề nghiệp.

Theo các chuyên gia, cách mà mọi người ứng xử trước những áp lực cuộc sống mới chính là phương pháp giảm lo âu nhiều nhất.

Học cách nói “không”

Nghe thì có vẻ đơn giản – và có thể thực sự khó khăn lúc đầu – nhưng học cách tự đặt mình lên hàng đầu và nói không với những yêu cầu từ người khác là cách giảm bớt lo âu hiệu quả. Thực sự ổn nếu bạn từ chối những yêu cầu công việc không cần thiết, những lời mời thực sự không quan trọng những yêu cầu giúp đỡ mà người yêu cầu thực sự có thể tự bản thân làm được mà không cần phải nhờ vả bạn. Thường thì tất cả mọi người sẽ có xu hướng không nỡ từ chối những lời mời, lời yêu cầu giúp đỡ này để làm vui lòng mọi người, hay để mọi người đánh giá cao bạn. Nhưng bạn cũng cần phải nhìn vào sức lực, thời gian và tâm trạng của mình trước khi chấp nhận những yêu cầu đó. Hãy nhớ rằng, có rất nhiều cách để nói “không” mà vẫn khiến người nghe không hề cảm thấy bị xúc phạm hay khiếm nhã.

Quản lý áp lực cuộc sống

Mỗi lần cảm thấy lo lắng, áp lực về điều gì đó, hãy tự hỏi mình hai câu hỏi sau:

1. Tôi đang lo lắng điều gì?

2. Tôi có thể làm được gì không?

Nếu câu trả lời là “không”: Ngừng ngay sự lo lắng này bằng cách đánh lạc hướng não bộ, như suy nghĩ về những điều tích cực khác.

Nếu câu trả lời là “có”: Bạn nên bắt tay vào làm ngay để giải quyết nỗi lo này. Và sau đó ngừng lo lắng và áp lực thêm nữa

Bằng cách thực hành kỹ năng này, dần dần bạn sẽ học được cách quản lý những áp lực cuộc sống và giảm dần nó theo thời gian.

Hít thở sâu

Hít thở thật sâu và chậm rãi thực sự có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng. Cố gắng hít thở sâu trong vài phút, não bộ của bạn sẽ nhận được tín hiệu báo cơ thể bạn đã không còn trong tình trạng “nguy hiểm” nữa, và toàn thân bạn sẽ được “giải phóng”, thoái mái hơn.

Nhà tâm lý học, Bác sĩ Meg Arroll khuyến cáo bài tập đơn giản như sau: “Khi chúng ta lo lắng, cơ thể thường có xu hướng thở nông qua ngực. Bạn nên chống lại trạng thái căng thẳng này bằng cách thở sâu qua cơ hoành. Đặt một tay lên bụng và tay còn lại trên ngực. Bây giờ hít sâu vào qua mũi, đồng thời phình bụng lên - khi bạn thở ra, bạn phải thóp bụng lại. Hơi thở sâu kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm tấn công chống lại những phản ứng lo âu liên quan đến cảm giác lo lắng rất hiệu quả”.

Hít thở thật sâu và chậm rãi thực sự có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng

Thư giãn cơ thể đúng cách

Một lần nữa, nghe có vẻ đơn giản - nhưng rất nhiều người trong chúng ta không thực sự biết cách thư giãn. Không chỉ vậy, nhiều người sẽ cảm thấy tội lỗi về việc thư giãn nếu như những người thân xung quanh mình cũng đang cảm thấy rất căng thẳng trong cuộc sống và đang lao đầu vào giải quyết những vấn đề đó. Tuy nhiên, việc dành thời gian để thư giãn cơ thể mỗi ngày chính là giải pháp dài hạn trong cuộc sống căng thẳng hiện nay. Bạn nên tìm kiếm những niềm vui, phần thưởng nhỏ và những sự “nuông chiều” cơ thể một chút. Sau khi cơ thể được thư giãn đúng cách, nó mới có thế nạp năng lượng dồi dào để tiếp tục kiên cường “chiến đấu” với áp lực và căng thẳng .

Các ý tưởng được các chuyên gia tâm lý gợi ý như: dành một ít phút cuối ngày để massage toàn thân, hoặc tắm bằng tinh dầu giúp thư giãn tinh thần, dành thời gian nhất định để xem một bộ phim yêu thích, chơi với thú cưng, hoặc dành một khoảng chi tiêu hằng tháng để mua sắm quần áo, mỹ phẩm.

Tắm bằng tinh dầu giúp thư giãn tinh thần hiệu quả

Phương pháp “chánh niệm”

PsychologyToday.com đã định nghĩa: "Chánh niệm (Mindfulness) là một trạng thái hoạt động của con người khi mà họ chỉ tập trung vào thời điểm hiện tại. Khi bạn ở trạng thái này, bạn sẽ biết cách tách biệt cảm xúc và lý trí để đánh giá sự vật, sự việc một cách khách quan, không phán xét tốt xấu.”

Rất nhiều người trong chúng ta vẫn suy nghĩa và hành đông thiếu chánh niệm, tức:

- Có xu hướng suy nghĩa và hành động theo phản xạ hoặc theo thói quen được hình thành trong một quãng thời gian dài

- Bạn bị “ám ảnh” bởi quá khứ và để cho quá khứ quyết định con người của bạn hôm nay

- Tiếc nuối quá khứ, thường có xu hướng chối bỏ thực tại khi thực tại gặp khó khăn, áp lực

Rèn luyện chánh niệm sẽ giúp tinh thần bạn mạnh mẽ hơn, không bị “quấy rầy” bởi những nỗi lo và áp lực vô lý. Chánh niệm sẽ giúp bạn chỉ tập trung vào giải quyết những áp lực đang đối mặt, mà không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc và tâm lý phức tạp khác.

Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với điện thoại và TV

Mặc dù nhiều người nói rằng xem TV là cách thư giãn phổ biến và nhanh gọn hiên nay, nhưng thực tế TV và điện thoại di động dễ làm cho cơ thể bạn căng thẳng nhiều hơn. Khi “dán” mắt vào điện thoại, mắt và não sẽ tập trung trong thời gian dài, khiến cơ thể bạn càng trở nên kiệt sức.

Thay vào đó, thiền định, tập thể dục nhẹ, hoặc đơn giản là nằm thả lỏng cơ thể trên giường hoặc trong bồn tắm và nhắm mắt lại mới là cách tốt hơn để thư giãn tâm trí

Khi “dán” mắt vào điện thoại, mắt và não sẽ tập trung trong thời gian dài, khiến cơ thể bạn càng trở nên kiệt sức.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang