Nếu khi đi du lịch bạn nhận được tin về một cơn sóng thần đang ầm ầm hung hãn lao về địa phương nơi bạn sống, đừng hoảng sợ, hãy làm chính xác theo những chỉ dẫn dưới đây.
1. Điều đầu tiên là bạn cần phải tìm hiểu xem nơi mình sống có nguy cơ phải đối mặt với sóng thần hay không. Ví dụ như nơi bạn ở có gần bờ biển hay không, trước đây đã từng bị sóng thần chưa hay các cơ quan chức năng có thông báo gì về việc sắp có một trận sóng thần hay không. Nếu gặp một trong những tình huống trên bạn cần cảnh giác nhưng không được hoảng sợ và tiếp tục thực hiện các bước sau.
Bạn cần phải tìm hiểu xem nơi mình sống có nguy cơ phải đối mặt với sóng thần hay không |
2. Luôn để ý tới sự thay đổi của tự nhiên, vì rất có thể đó là dấu hiệu cho một trận sóng thần sắp đến. Ví dụ như một trận động đất là nguyên nhân chính gây nên những đợt sóng thần, hay sự thay đổi bất thường của mực nước thủy triều.
3. Hãy chuẩn bị sẵn những đồ dùng thiết yếu trong một túi balô cùng những thực phẩm có thể dự trữ trong thời gian dài. Để khi có thông tin về một đợt sóng thần sắp ập tới thì bạn chỉ cần xách balô và lên đường.
hãy chuẩn bị sẵn những đồ dùng thiết yếu trong một túi balô cùng những thực phẩm có thể dự trữ |
4. Khi một đợt sóng thần ập đến, hãy hành động ngay đừng chần chừ. Ngay lập tức di tản sâu vào trong đất liền, càng xa bờ biển càng tốt. Nếu như bạn không thể di chuyển xa, hãy chọn những tòa nhà cao tầng hay những vùng đất cao để tìm kiếm cơ hội sóng sót và trờ đội cứu hộ đến.
5. Khi các nhà chức trách có thông báo về sự xuất hiện của sóng thần, hay bạn cảm nhận được mối nguy hiểm sắp ập đến. Thì ngay lập tức thông báo cho gia đình, bạn bè và những người xung quanh để bàn bạc và có biện pháp di tản hợp lý.
6. "Bỏ của chạy lấy người": câu này thực sự hiệu quả trong những trường hợp khẩn cấp. Bạn cần mạng sống chứ không phải tài sản, hãy thu nhặt những vật dụng nhỏ gọn thiết yếu và đặc biệt là thực phẩm.
7. Nếu như bạn đã bị cuốn vào dòng nước, hãy tìm những vật có thể nổi để bám vào như những thân cây hay những tấm ván. Bởi dòng nước rất mạnh nên dù bạn bơi giỏi đến mấy cũng sẽ kiệt sức và bị cuốn đi. Bám vào những vật trôi nổi sẽ giúp bạn có cơ hội sống sót cao hơn và chờ đến khi gặp thuyền cứu hộ.
Nếu như bạn đã bị cuốn vào dòng nước, hãy tìm những vật có thể nổi để bám |
8. Luôn theo dõi, cập nhật thông tin về đợt sóng thần vừa qua, có thể bằng đài phát thanh. Điều này là rất cần thiết cho bạn để biết lúc nào an toàn và có thể trở về.
9. Ở lại nơi di tản cho đến khi có thông tin an toàn từ nhà chức trách. Bởi sóng thần không xuất hiện đơn lẻ và gồm nhiều đợt, đôi khi có thể cách nhau nhiều giờ đồng hồ và những đợt sóng sau còn mạnh hơn đợt trước.
10. Việc khôi phục sau thảm họa sóng thần cũng rất quan trọng và cần sự góp sức của cả cộng đồng. Như việc ủng hộ, đóng góp lương thực, thực phẩm, nước uống giúp đỡ những người dân chịu thiên tai. Xây dựng những nơi tạm trú cho những người bị mất nhà cửa, đảm bảo các điều kiện vệ sinh y tế, tránh sự bùng phát của bệnh dịch.
11. Khi mọi thứ đã qua đi và bạn có thể trở về thì vẫn phải hết sức cẩn thận. Bởi đường xá đã bị phá hủy nặng nề, đất đai ngấm nước có thể gây sạt lở, những ngôi nhà trở nên rất yếu và hoàn toàn có thể sập xuống. Tốt nhất bạn nên đợi đến khi các nhà chức trách cùng người dân tu sửa lại cơ sở hạ tầng và đảm bảo an toàn hơn.
Theo genk.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.