Cách giảm đau đầu do sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả

(lamchame.vn) - Đau đầu là dấu hiệu sốt xuất huyết thường gặp, có thể đi kèm với cảm giác nhạy cảm với ánh sáng và buồn nôn. Tham khảo ngay cách giảm đau đầu do sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả dưới đây.

1. Triệu chứng của sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra. Vi rút Dengue lây lan qua người chủ yếu do muỗi cái thuộc giống Aedes. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sốt xuất huyết có thể trở nặng, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. 

Sốt xuất huyết có 2 mức độ bệnh là sốt xuất huyết thể nhẹ và sốt xuất huyết thể nặng với các triệu chứng khác nhau:

  • Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ: Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ thường bị nhầm lẫn với các bệnh như cảm, sốt, phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến gồm: Sốt, đau mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương khớp, buồn nôn. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thể nhẹ sẽ kéo dài các triệu chứng trong khoảng từ 4 – 7 ngày. 

  • Triệu chứng sốt xuất huyết thể nặng: Bên cạnh các triệu chứng tương tự như sốt xuất huyết thể nhẹ, sốt xuất huyết thể nặng sẽ có thêm các triệu chứng dưới đây: xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da; chảy máu mũi hoặc ở chân răng; nôi ói ra máu hoặc có máu trong phân: do xuất huyết nội tạng; nôn nhiều; đau bụng; chân tay lạnh ẩm; người mệt mỏi li bì, choáng. Bệnh nhân sốt xuất huyết thể nặng cần được cấp cứu kịp thời, nếu muộn có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng về sau.

Các triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết

2. Các giai đoạn của sốt xuất huyết cần lưu ý

Khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn gồm: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn khôi phục. 

  • Giai đoạn sốt: Sau khi bị nhiễm vi rút Dengue từ muỗi, thời gian ủ bệnh là từ 4 – 7 ngày, có thể đến 14 ngày, sau đó bệnh nhân mới có biểu hiện sốt. Người bệnh có thể sốt cao liên tục hoặc đột ngột từ 39 – 40 độ C, đã uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ sốt. Ngoài ra, người bệnh có thể  bị đau họng, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, nhức hai bên hốc mắt, đau đầu, da xung huyết, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi, đau nhức các cơ khớp, phát ban, chán ăn, buồn nôn…

  • Giai đoạn nguy hiểm: Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết diễn ra từ ngày 3 – 7 sau khi bị sốt ngày đầu tiên. Bệnh nhân có thể đối mặt với các triệu chứng nặng như: Bị tràn dịch phổi (đau ngực khi thay đổi tư thế, căng tức nặng ngực, khó thở); tràn dịch màng bụng (bụng to nhanh, chướng bụng); đau tức vùng dưới sườn hoặc vùng thượng vị; xuất huyết dưới da; xuất huyết nội tạng đường tiêu hóa, xuất huyết ở phổi và não…  Các biến chứng nặng ở giai đoạn nguy hiểm gồm: viêm gan nặng, viêm cơ tim, viêm não, suy thận.

  • Giai đoạn hồi phục: Sau khi qua giai đoạn nguy hiểm từ 1 – 2 ngày, bệnh nhân đã hết sốt, tiểu nhiều hơn, huyết áp ổn định, thèm ăn và sức khỏe dần hồi phục. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần chú ý không được lơ là các triệu chứng bất thường ngay cả khi đã có biểu hiện hồi phục. Nếu không được chăm sóc kỹ bệnh nhân có thể bị suy tim hoặc phù phổi ở giai đoạn này.

Khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn gồm: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn khôi phục.

3. Khi nào cần nhập viện do sốt xuất huyết?

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thể nhẹ có thể chăm sóc và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, khi có 1 trong các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần nhập viện ngay để được cấp cứu kịp thời, tránh gây biến chứng xấu: 

  • Nôn ói nhiều.

  • Không ăn uống.

  • Đau bụng nhiều hơn.

  • Tay chân lạnh, ẩm. 

  • Cảm thấy khó chịu nhiều hơn dù đã giảm hoặc hết sốt. 

  • Người mệt mỏi, bứt rứt, li bì, thay đổi hành vi.

  • Chảy máu mũi, nôn ra máu.

  • Xuất huyết âm đạo bất thường.

  • Có máu lẫn ở trong phân, đi tiêu phân đen.

  • Không tiểu tiện trên 6 giờ. 

Bệnh nhân sốt xuất huyết nôn ói nhiều, không ăn được cần đi khám ngay.

4. Làm sao để giảm đau đầu do sốt xuất huyết?

Người bệnh sau khi bị sốt xuất huyết thường mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu. Nguyên nhân là do virus gây bệnh sốt xuất tấn công vào hệ thống miễn dịch và gây ra viêm nhiễm ảnh hưởng đến các mạch máu và thần kinh trong não. 

Mặt khác, sốt xuất huyết cũng làm suy giảm lượng tiểu cầu trong máu, không còn đủ khả năng vận chuyển oxy đến não gây thiếu máu não. Thiếu máu não ra các triệu chứng như đau đầu, khó tập trung, chóng mặt, mờ mắt…

Để cải thiện tình trạng đau đầu do sốt xuất huyết, ngoài việc tăng cường bổ sung nước, điện giải, các thực phẩm giàu sắt, vitamin C, vitamin K và protein, bệnh nhân sốt xuất huyết nên kết hợp dùng các sản phẩm có công dụng hoạt huyết bổ máu như Hoạt Huyết Bổ Máu Đại Bắc.

Dòng sản phẩm Hoạt Huyết Bổ Máu Đại Bắc với thành phần là các thảo dược quý gồm: tinh chất cao bacopa, đương quy, xuyên khung, cao bạch quả, ích mẫu, sinh địa và đan sâm. 

Sản phẩm giúp hỗ trợ bổ huyết; tăng cường lưu thông máu; giúp giảm nhanh đau đầu, mất ngủ sau sốt xuất huyết cho người bệnh. Đồng thời cải thiện tuần hoàn máu não; hỗ trợ giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, tê bì, nhức mỏi chân tay, khó ngủ do lưu thông máu kém.

Hoạt Huyết Bổ Máu Đại Bắc

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trường hợp đã áp dụng cách giảm đau đầu do sốt xuất huyết tại nhà nhưng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bệnh nhân sốt xuất huyết nên nến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Theo Lamchame.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang