Đối với hầu hết những người phương Đông, họ thường nuôi dạy con theo quan điểm trẻ em còn nhỏ chỉ cần lo học hành, việc kiếm tiền là trách nhiệm của người lớn. Chính vì vậy, họ rất hiếm khi dạy con về cách kiếm tiền.
Vậy mà khi con trưởng thành, họ lại luôn đặt hy vọng con cái có thể sớm thành tài, kiếm được nhiều tiền trong tương lai. Như vậy, sẽ tạo gánh nặng và áp lực rất lớn trong lòng con trẻ.
Đối với người Do Thái, họ luôn tin rằng phải nên dạy con cách kiếm tiền từ "thuở còn thơ".
Điều mà người Do Thái dạy cho những đứa trẻ không hề đơn giản và hời hợt như chúng ta tưởng tượng là chỉ dạy chúng "làm việc."
Họ trau dồi tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, rèn giũa khả năng chịu đựng và năng lực kiếm tiền cho con khi chúng còn bé.
Gad là người Do Thái, kể từ năm 7 tuổi anh ấy đã được cha mẹ dạy về luật kinh doanh, công việc đầu tiên mà anh ấy đã làm là đi giao báo.
Vì để mọi tờ báo đều còn nguyên vẹn, tươm tất khi giao đến tận tay khách hàng, anh ấy đã nhờ bố làm một tấm che bảo vệ xe khỏi nắng mưa.
Chỉ mới 7 tuổi, Gad đã hiểu: "Chất lượng sản phẩm luôn là thứ nên được quan tâm hàng đầu khi bạn muốn hoạt động kinh doanh diễn ra lâu dài."
Năm 10 tuổi, có lần Gad ra bãi biển chơi, thấy truyện tranh ở đây do trẻ em nghèo bán rất rẻ, anh ta liền mua lại và đạp xe sang bên kia bãi biển bán cho những đứa trẻ giàu có.
Khoảng cách giữa hai bên là 1000 mét, nhưng công sức Gad bỏ ra không hề uổng phí, vì anh "mua thấp" nhưng "bán cao".
Bốn tháng sau, hội con nhà giàu phát hiện ra điều đó, Gad bị bọn chúng đánh cho một trận, nhưng anh không ngại. Đối với những đứa trẻ Do Thái, khi kiếm được đồng tiền bằng chính sức mình, bạn nên vinh dự vì điều đó.
Mỗi tuần, Gad lại tiếp tục đến các cửa hàng ở góc phố mua nước ngọt, bỏ đá đóng hộp rồi bán lại cho các bà cụ 70 tuổi đang chơi đánh cầu với giá gấp đôi.
12 tuổi, Gad đến sân golf nhặt bóng cùng các bạn và kiếm được 10 đô la trong 5 giờ. Lúc đó, trong đầu anh ấy bật lên suy nghĩ:
"Kiếm tiền kiểu này còn chậm, anh ấy muốn tìm ra cách nhanh hơn."
Sau này, Gad đi nhặt những quả bóng bị rơi trong mương và bụi rậm, lau chùi sạch sẽ hoặc sơn lại. Nó khiến quả bóng nâng cao giá trị lên mấy lần.
Bạn có thể sẽ cảm thấy đứa trẻ này thật giỏi giang, nhưng đó là những điều bình thường ở con cái của gia đình người Do Thái.
Để tìm ra những cách kiếm tiền ngày càng sáng tạo hơn, mỗi đứa trẻ Do Thái đều phải nỗ lực học hỏi và suy nghĩ từng ngày.
Tự bản thân phải là người tạo ra cơ hội kiếm tiền cho chính mình.
Chúng ta thường tiếp thu một nền giáo dục thụ động, nghĩa là: "Bạn làm được bao nhiêu việc, bạn nhận được bấy nhiêu tiền!"
Phương pháp của người Do Thái thì ngược lại: Để bọn trẻ tự đi dạo trong sân, để chúng tự tìm hiểu "tôi có thể làm gì, đáng bao nhiêu tiền?" Đây là một quá trình "tự thương lượng" với bản thân và hoàn chỉnh chính mình.
Tìm kiếm nhu cầu xung quanh, so sánh với khả năng của mình, đúc kết ra đề xuất hoặc mặc cả, đó đều là những cơ hội mà bạn tự mình tìm lấy.
Thế nên, muốn con cái lớn lên đỡ vất vả, vậy bạn hãy tập cho chúng thói quen tài chính từ khi còn bé.
Ngày còn nhỏ, đêm nào chúng ta cũng nằm nghe bà ngoại hay mẹ kể về những câu chuyện cổ tích, về những anh hùng và quả đắng dành cho kẻ ác,...
Nhưng đối với người Do Thái, ban ngày đã mệt mỏi, họ nghĩ ra cách về đêm, dùng 4 thứ: cà vạt, áo sơ mi, búp bê và quyển vở để bịa chuyện kể. Một tuần 4 ngày là phụ huynh kể, còn lại 3 ngày là những đứa trẻ kể chuyện cho họ nghe.
Việc này giúp những đứa trẻ trau dồi tư duy, nâng cao khả năng sáng tạo, hơn nữa tập cho chúng thói quen không ngại thuyết trình trước đám đông trong tương lai.
Đừng nghĩ rằng kể cho con nghe những việc không tốt trong công ty là than vãn không đáng có. Hãy cứ nói cho chúng biết thế nào là nhân viên bất tài, ai là nhân viên tận tụy. Lúc đi ăn thì dịch vụ nào tốt, dịch vụ nào không? Để chúng tập dần với vấn đề kinh doanh quản lý.
Gặp không ít chuyện như vậy, bây giờ bạn không tranh thủ dạy con, còn đợi chúng lớn tự bỏ tiền ra học hay sao?
Gần đây, có tin tức một cặp bố mẹ người Trung Quốc mua nhà tặng đám cưới của con, đó là một căn biệt thự ở New York.
Nhưng đối với Gad, đây là hành động "vô trách nhiệm." Cha mẹ nên là người cho cần câu, dạy câu cá, chứ không nên chỉ cung cấp sẵn cá để dùng.
Lúc còn học ở nước ngoài, mẹ của Gad có đầu tư vào một căn hộ ở trung tâm New York. Lúc đó, Gad đã hỏi mẹ rằng anh ấy có thể sống ở đó hay không?
Nhưng mẹ anh ấy nói: "Con muốn thuê bao nhiêu một tháng? Không có tiền thì không thể ở!"
Chính vì cách giáo dục đó, con cái người Do Thái tầm tuổi 12 -14 tuổi đã không còn thói quen xin tiền bố mẹ. Họ sẽ tự kiếm tiền tiêu vặt bằng cách phụ việc nhà hay các tư duy khác...
Thế nên, thay vì chiều chuộng hay ép trẻ học quá nhiều vào các môn văn hóa mà chúng không thích. Tốt hơn hết bạn nên tìm ra cách giáo dục phù hợp, dạy con tư duy kiếm tiền từ thuở nhỏ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.