Sự tức giận thường nhận được nhắc đến như một thái cực cảm xúc tiêu cực. Nhưng cũng giống như nỗi buồn, nỗi sợ hãi và căng thẳng; sự tức giẫn là một cung bậc cảm xúc cần thiết trong cuộc sống. Chúng ta cảm thấy tức giận khi bị đối xử bất công hoặc một mục tiêu nào đó bị ngăn chặn, phản đối. Cơn giận dữ có thể hữu ích ở chỗ nó tiếp thêm sinh lực để đối mặt với sự bất công hoặc giải quyết các vấn đề miễn là chúng ta hướng sự tức giận đó theo cách lành mạnh, theo Ryan C. Martin, chuyên gia tâm lý cho biết. Kiểm soát những cơn giận của mình theo hướng lành mạnh không có nghĩa là bạn cố gắng để càng ít khi tức giận càng tốt, mà chính là cách mà bạn phản ứng, giải quyết vấn đề hoặc thay đổi tình huống một cách hiệu quả nhất
Kiểm soát những cơn giận của mình theo hướng lành mạnh không có nghĩa là bạn cố gắng để càng ít khi tức giận càng tốt, mà chính là cách mà bạn phản ứng, giải quyết vấn đề hoặc thay đổi tình huống một cách hiệu quả nhất |
Giao tiếp xác nhận
Một phản ứng lành mạnh đối với cảm giác tức giận là giao tiếp với những người đã gây ra sự tức giận đó cho bạn. Khi giao tiếp, bạn sẽ trả lời cho câu hỏi: tại lại xuất hiện hoàn cảnh khiến bạn tức giận này? Chính câu hỏi này sẽ là tiền đề để giải quyết vấn đề hoặc thay đổi kết quả vào lần tiếp theo khi vấn đề xuất hiện.
Kể cả khi tác nhân gây ra cơn tức giận của bạn không phải là một người, mà là một sự vật, hiện tượng (chẳng hạn thời tiết xấu, kẹt xe, máy tính hỏng,…) thì việc giao tiếp, trao đổi rắc rối này với người khác sẽ giúp bạn giải tỏa và sớm tìm ra hướng giải quyết hơn.
Hài hước
Bernard Golden, Tiến sĩ, nhà tâm lý học ở Chicago nói: “Sự hài hước hay tiếng cười khiến cơ thể chúng ta có khả năng phản ứng dập tắt cơn tức giận. Tìm cách để “cười” vào một tình huống rắc rối chính là cách khiến cơ thể tạm thời quên đi cơn tức giận, có thời gian để bình tĩnh suy nghĩ kỹ càng hơn về rắc rối trên”.
Thư giãn
Tất cả các công cụ thư giãn bao gồm: yoga, thiền, hít thở sâu, hình dung, thư giãn cơ,… giúp làm chậm phản ứng căng thẳng được kích hoạt của cơ thể, đều có ích để giúp đầu óc bạn bình tĩnh hơn, tránh những hành động bộc phát khi lý trí đang bị cơn giận “kiểm soát”.
Chấp nhận
Một điểm quan trọng mà bạn cần hiểu chính là không phải mọi thứ trong cuộc sống khiến chúng ta tức giận thì đều có thể giải quyết được (như quyết định chính trị, biến đổi khí hậu, chiến tranh và nhiều hơn nữa). Những vấn đề này cần một sự chấp nhận tương đối, chuyên gia nói.
Điều quan trọng là bạn cần xác định rõ vấn đề đó có thực sự nằm trong phạm trù giải quyết của bạn? Nếu nó vượt tầm kiểm soát, thay vì giận dữ thì bạn nên bình tĩnh để suy nghĩ, lập kế hoạch các bước hành động tiếp theo. Chấp nhận bỏ cuộc ngay thời điểm đó cũng chính là một cách “hiểu người hiểu ta”. Sự tức giận vào thời điểm bạn chưa đủ lực và tầm để thay đổi vấn đề sẽ những không thể khiến cục diện thay đổi, mà còn gây nên cơn tức giận vô ích.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.