Cách xử lý khi trẻ bị tay chân miệng

(lamchame.vn) - Cơ thể bé bỗng nổi những vết ban đỏ mọng nước ở vùng bàn tay, chân, miệng cùng với triệu chứng sốt cao. Tình trạng kéo dài với các biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, rất có thể bé đang mắc bệnh tay-chân-miệng

Thế nào là bệnh tay chân miệng?

cách xử lý khi trẻ bị tay chân miệng hình ảnh 1

Cha mẹ chú ý khi cơ thể trẻ nổi các vết ban đỏ

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh gây ra bởi nhiều loại virus, phổ biến là chủng Coxsackie A16. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thườn xuất hiện các triệu chứng nổi vết ban đỏ mọng nước ở bàn tay, chân và vùng miệng. Có những trường hợp vết ban đỏ xuất hiện vùng mông hay quấn tã. Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ thường bị sốt, chán ăn, đau họng, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc. Trong khoảng 1,2 ngày đầu cơ thể bé sẽ xuất hiện những vết ban đỏ ở tay, chân và bọng nước ở miệng. Triệu chứng này kéo dài khoảng 2-7 ngày. Thông thường, trẻ đã mắc bệnh tay chân miệng 1 lần sẽ không bị mắc lần nữa. Tuy nhiên, những dấu hiệu tương tự trên có thể gây ra bởi nhiều virus khác khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn. Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan ngay cả khi trẻ đã khỏi bệnh sau nhiều ngày. Các virus gây bệnh tay chân miệng chứa nhiều trong các bọng nước, nước bọt của trẻ. Do đó, bệnh dễ lây lan khi bé hắt xì, ho, cho đồ vật vào miệng, thậm chí virus vẫn tồn tại trong phân của trẻ khi bé đã khỏi bệnh hẳn sau nhiều tuần. Vì vậy, ba mẹ nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở tất cả mọi nơi trẻ tiếp xúc từ nhà đến trường học.

Cách xử lý khi con mắc bệnh tay chân miệng

cách xử lý khi trẻ bị tay chân miệng hình ảnh 2

Tạo thói quen rửa tay bằng với xà phòng

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh nhưng khi trẻ mắc bệnh ba mẹ nên làm những cách sau nhằm rút ngắn thời gian mắc bệnh của trẻ.

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol trong trường hợp bé bị sốt cao

- Cho con uống nhiều nước lọc, sữa. Không cho trẻ uống các loại nước như nước ngọt, nước cam, chanh,... bởi trong các loại nước này chứa nhiều acid làm cho miệng con đau

- Không làm vỡ các vết bọng nước, không chạm vào và để vết bọng nước khô tự nhiên

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, những đồ vật trẻ tiếp xúc phải đảm bảo sạch sẽ

- Cho trẻ tắm gội thường xuyên

- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, dung dịch diệt khuẩn trước và sau bữa ăn , sau khi đi vệ sinh

- Cha mẹ cũng phải hình thành thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là sau khi thay tã cho trẻ, trước khi cho bé ăn,...

Theo VTC News

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang