Cái kết đắng khi chọn rau muống trái mùa cho bữa cơm gia đình

(lamchame.vn) - Dễ ăn dễ chế biến rau muống là loại rau yêu thích của nhiều gia đình. Vì thế ngay cả khi đã hết mùa mặt hàng rau muống vẫn đắt khách. Tuy nhiên rau muống trái vụ có thể khiến bạn bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng và ngộ độc nếu như ăn không đúng cách.

Rau muống trái vụ ngậm nhiều thuốc sâu nên khả năng ngộ độc cao

Bệnh viện Nhân Dân 115 (TPHCM) đã tiếp nhận 2 nạn nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm do ăn rau muống là ông Võ Đức V. (47 tuổi), và vợ là bà Nguyễn Thị P. (47 tuổi) được chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Hai nạn nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, nhiễm độc nặng. Trước đó, gia đình ông V có ăn món rau muống chấm chao và ngay lập tức có triệu chứng đau bụng, tiêu phân lỏng, yếu liệt các chi, suy hô hấp và hôn mê.

Theo các bác sĩ, Rau muống được trồng tại các, ao, hồ, sông… nguồn nước bị ô nhiễm nên rất bẩn và ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng. Trong rau muống có một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn là Fasciolopsis buski. Nếu ăn rau muống sống, các ký sinh trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu và theo máu đến các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Nếu không được cấp cứu nhanh và đúng lúc thì những  triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng và nhanh chóng dẫn đến tử vong.  Để phòng nhiễm sán, tốt nhất là không ăn rau muống sống.

Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, nhưng lại chỉ phù hợp với thời tiết mùa hè. Tới mùa đông rau chậm lớn hơn, còi cọc không có màu xanh mướt mắt nên khó bán. Để khắc phục những hạn chế đó, nhiều  chủ ruộng vì tham lợi nhuận mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau khi chưa vượt qua thời gian cách ly cần thiết  đem bán ra thị trường. Người ăn phải rau muống chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao sẽ bị ngộ độc.

Để chế biến rau muốn an toàn bạn cần rửa sạch từng ngọn rau muống. Ngâm rau muống vào nước muối loãng trước khi nấu. Tốt nhất là rửa sạch rau muống sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn (lúc này lượng thuốc sâu sẽ bị phân hủy bớt). Ăn rau chín kỹ (không ăn rau muống luộc, nấu vẫn còn tái). Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, tăng huyết áp không nên ăn rau muống. Những người đang điều trị các bệnh nội khoa, ngoại khoa cũng không nên ăn rau muống…

 

 

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang