Cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh tim từ cái chết Hoa hậu Hoàn vũ tuổi teen

(lamchame.vn) - 70% những người thường xuyên có các triệu chứng đau tim nhẹ gây đột tử như Hoa hậu tuổi teen Lotte van der Zee. Vì vậy, bạn nên chú ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể và kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe và xử lý kịp thời.

Mới đây, ngày 6/3, người mẫu Lotte van der Zee (người Hà Lan) - Hoa hậu Hoàn vũ tuổi teen năm 2017 đã rơi vào trạng thái hôn mê và trút hơi thở cuối cùng sau khi bị ngừng tim trong đợt đi nghỉ ở Westendorf (Áo) cùng gia đình. Căn bệnh cô mắc thực sự nguy hiểm thế nào?

Hoa hậu Hoàn vũ tuổi teen năm 2017 Lotte van der Zee qua đời ngay trước ngày sinh nhật tuổi 20

Trước đó, cô Lotte đã ra ngoài với bạn bè và trở về nhà với sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, hôm sau, cô ấy không xuất hiện để ăn sáng vì cảm thấy mệt. Dù đã được đưa đến bệnh viện, tình trạng của Lotte ngày càng nghiêm trọng. Đến cuối ngày, cô lên cơn đau tim đột ngột và bị ngừng tim. Cô được xác định bị chết vì bệnh tim.

Có thể nói, bệnh tim là một trong những căn bệnh gây tử vong đáng sợ nhất vì người bệnh không tự xử lý được và người nhà không kịp trở tay. Nghiên cứu mới từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cho biết, nhiều người thậm chí không nhận ra họ có các triệu chứng đau tim như đau ngực nhẹ, buồn nôn, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, khó thở, khó chịu ở cổ họng, cứng hàm… Các cơn đau tim “âm thầm” này có thể diễn ra thường xuyên và để lại các vết sẹo trên trái tim của bạn. Các vết sẹo có thể dẫn đến rối loạn điện tim, gây nhịp tim bất thường và ảnh hưởng đến hiệu quả bơm máu. Đôi khi, nó dẫn đến hiện tượng tim dừng đập đột ngột.

Đau tim có thể gây tử vong nhanh không kịp trở tay

Cơn đau tim thường xảy ra khi một động mạch vành bị tắc nghẽn (nguyên nhân thường là do cục máu đông), một vùng mô tim sẽ mất nguồn cung cấp máu. Việc giảm lượng máu này có thể nhanh chóng phá vỡ mô tim. Do đó, cần nhanh chóng điều trị kịp thời tại khoa cấp cứu hoặc sử dụng bộ dụng cụ thông tim tránh hiện tượng mô tim bị phá vỡ. Mô tim bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu có thể gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở, suy kiệt và thậm chí dẫn đến tử vong.

Phản ứng nhanh khi đau tim

Hầu hết các cơn đau tim thường xảy ra chậm thay vì đột ngột tấn công nạn nhân, tuy nhiên, nhiều người không nhận ra các dấu hiệu và gọi cấp cứu kịp thời. Nếu bạn hoặc ai đó có kinh nghiệm nhận biết một hoặc nhiều dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Cần phản ứng nhanh khi bệnh nhân bị đau tim

- Tốc độ là yếu tố sống còn. Khoảng 60% ca tử vong do nhồi máu cơ tim xảy ra trong vòng 1 giờ đầu tiên. Mặt khác, những ca bệnh đến bệnh viện trong khoảng 1h30 phút kể từ cơn đau có cơ hội sống sót cao hơn những người đến sau.

- Nhiều người bị nhầm lẫn các dấu hiệu cảnh báo đau tim với các bệnh khác, bao gồm ợ nóng, cảm cúm, lo lắng. Điều quan trọng là bạn nên lắng nghe cơ thể mình, không nên bỏ qua các triệu chứng có thể dẫn đến cơn đau tim và tìm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.

- Các dấu hiệu cảnh báo đau tim có thể khác nhau ở tùy từng đối tượng và xuất hiện ở dưới dạng nhẹ hoặc nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các dấu hiệu có thể xuất hiện rồi biến mất, rồi tái xuất hiện chỉ trong vài giờ. Một số trường hợp có thể bị đau tim dù chỉ có xuất hiện các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào cả.

Đối với những người có bệnh tim, sự trợ giúp của người xung quanh vô cùng quan trọng. Vì thế, khi phát hiện người thân có dấu hiệu, cần:

Bước 1: Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống ở tư thế thoải mái.

Bước 2: Nới rộng quần áo và không cho phép bệnh nhân cử động.

Bước 3: Gọi ngay số điện thoại trung tâm cấp cứu. Nếu bệnh nhân từng bị đau tim thì người này thường mang theo thuốc ngậm dưới lưỡi - một loại thuốc giúp làm giãn mạch máu nuôi tim, tăng cường cung cấp máu cho tim.

Bước 4: Chuẩn bị sẵn sàng hô hấp nhân tạo xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang