Một vụ việc đang thu hút hàng nghìn comment và share cảnh báo trên MXH liên quan đến loại rau khoái khẩu của nhiều người Việt - cây dọc mùng. Chủ tài khoản Facebook Đ.P. cho biết anh đã đã ăn nhầm cây ráy thay vì dọc mùng, nhờ xử lý kịp thời đã thoát nạn và đăng bài cảnh báo cho cộng đồng.
Bài đăng cảnh báo của tài khoản Đ.P.
Theo anh mô tả lúc sơ chế đeo găng tay nên không có phản ứng lạ, khi cho vào nồi nấu chín, anh vớt thử 1 miếng ra ăn: “Vừa cho vào miệng nhai, chưa đầy 5 giây sau cả khoang miệng của mình bỏng rát ghê gớm và bắt đầu râm ran ngứa. Mình vội đi nhổ ngay, cảm giác như bị bỏng axit nhẹ và nước miếng chảy liên tục và mình lập tức gọi người nhà trong tình trạng phát âm không chuẩn và lưỡi cứng đờ”...
Anh cho biết độc tố của cây ráy quá mạnh, cho vào miệng 5 giây đã đủ khiến anh bị mất vị giác, cổ họng sưng tấy… Nếu nuốt vào bụng, không biết hậu quả sẽ khó lường tới đâu. Đ.P. sơ cứu bằng cách súc miệng bằng nước muối, đánh răng + cạo lưỡi để lấy hết độc tố ra ngoài, đồng thời uống thật nhiều nước lạnh để hoà tan lượng độc tố của cây ráy.
Cây dọc mùng bên trái, ráy bên phải
Bài viết thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Vốn dọc mùng là loại rau quen thuộc, được ưa thích ở nhiều vùng Việt Nam. Trước đây, truyền thông đã ghi nhận nhiều vụ việc ngộ động vì nhầm ráy/dọc mùng. Khi ăn nhầm cây ráy, đặc biệt là ráy sống, nạn nhân có triệu chứng á khẩu, cứng hàm, ngứa “rách miệng”.
Theo Huỳnh Lê Thái Hòa - cán bộ Sở Y tế TP. HCM, hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy là nguyên nhân gây nên các triệu chứng tê môi, lưỡi và cứng hàm. Loại độc tố này chỉ có thể mất hoặc giảm đi khi được nấu thật chín. Lá và thân ráy sống có thể gây ngứa và dị ứng với da, do đó không nên ăn sống.
Ráy và dọc mùng nhìn chung khó phân biệt. Tuy nhiên bạn hãy nhớ các điểm mấu chốt sau: Cây ráy thô hơn, màu xanh đậm; dọc mùng “mướt” hơn mềm mại hơn, màu ngả vàng vài chỗ. Còn bảng phân biệt cụ thể như sau:
Tham khảo: VietQ
Nguồn: Tổng hợp
Một vụ việc đang thu hút hàng nghìn comment và share cảnh báo trên MXH liên quan đến loại rau khoái khẩu của nhiều người Việt - cây dọc mùng. Chủ tài khoản Facebook Đ.P. cho biết anh đã đã ăn nhầm cây ráy thay vì dọc mùng, nhờ xử lý kịp thời đã thoát nạn và đăng bài cảnh báo cho cộng đồng.
Bài đăng cảnh báo của tài khoản Đ.P.
Theo anh mô tả lúc sơ chế đeo găng tay nên không có phản ứng lạ, khi cho vào nồi nấu chín, anh vớt thử 1 miếng ra ăn: “Vừa cho vào miệng nhai, chưa đầy 5 giây sau cả khoang miệng của mình bỏng rát ghê gớm và bắt đầu râm ran ngứa. Mình vội đi nhổ ngay, cảm giác như bị bỏng axit nhẹ và nước miếng chảy liên tục và mình lập tức gọi người nhà trong tình trạng phát âm không chuẩn và lưỡi cứng đờ”...
Anh cho biết độc tố của cây ráy quá mạnh, cho vào miệng 5 giây đã đủ khiến anh bị mất vị giác, cổ họng sưng tấy… Nếu nuốt vào bụng, không biết hậu quả sẽ khó lường tới đâu. Đ.P. sơ cứu bằng cách súc miệng bằng nước muối, đánh răng + cạo lưỡi để lấy hết độc tố ra ngoài, đồng thời uống thật nhiều nước lạnh để hoà tan lượng độc tố của cây ráy.
Cây dọc mùng bên trái, ráy bên phải
Bài viết thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Vốn dọc mùng là loại rau quen thuộc, được ưa thích ở nhiều vùng Việt Nam. Trước đây, truyền thông đã ghi nhận nhiều vụ việc ngộ động vì nhầm ráy/dọc mùng. Khi ăn nhầm cây ráy, đặc biệt là ráy sống, nạn nhân có triệu chứng á khẩu, cứng hàm, ngứa “rách miệng”.
Theo Huỳnh Lê Thái Hòa - cán bộ Sở Y tế TP. HCM, hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy là nguyên nhân gây nên các triệu chứng tê môi, lưỡi và cứng hàm. Loại độc tố này chỉ có thể mất hoặc giảm đi khi được nấu thật chín. Lá và thân ráy sống có thể gây ngứa và dị ứng với da, do đó không nên ăn sống.
Ráy và dọc mùng nhìn chung khó phân biệt. Tuy nhiên bạn hãy nhớ các điểm mấu chốt sau: Cây ráy thô hơn, màu xanh đậm; dọc mùng “mướt” hơn mềm mại hơn, màu ngả vàng vài chỗ. Còn bảng phân biệt cụ thể như sau:
Tham khảo: VietQ
Nguồn: Tổng hợp
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/cap-bach-thu-rau-khoai-khau-cua-nguoi-viet-hay-bi-nham-lan-voi-loai-co-doc-to-nang-chi-an-1-mieng-cung-du-gay-nguy-hiem-161222102141104699.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.