Cấy que tránh thai - tưởng không đau, hóa ra vẫn đau không tưởng

Mặc dù việc cấy que tránh thai diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài phút, nhưng cũng khiến nhiều người rùng mình khi chứng kiến 'tận mắt' các bước cấy que.

Ngày nay, với sự phát triển của y học, các chị em phụ nữ đã có nhiều lựa chọn hơn trong việc tránh thai an toàn. Ngoài việc dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai hàng ngày hay đặt vòng ra, hiện tại rất nhiều chị em lựa chọn phương pháp tránh thai là cấy que. Bởi đây là một phương pháp vừa mang lại hiệu quả tránh thai cao, tới 99%, vừa có thời gian sử dụng lâu dài, lên đến 3 năm. Và bất cứ khi nào muốn có con, bạn chỉ việc lấy que ra là xong.

Que tránh thai là gì?

Que tránh thai là một thanh nhựa có chiều dài khoảng 40cm và có kích thước bằng một que diêm bên trong chứa 68mg etonogestrel - loại hormone được tổng hợp từ buồng trứng của người phụ nữ. Nó ngừa thai bằng cách làm ức chế quá trình rụng trứng, đồng thời nó cũng làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung để ngăn tinh trùng xâm nhập vào bên trong.

 - Ảnh 1.

Que tránh thai giúp ức chế quá trình rụng trứng và làm đặc làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung để ngăn tinh trùng xâm nhập vào bên trong (Ảnh minh họa).

Trong một năm đầu tiên, que tránh thai sẽ giải phóng khoảng 60 – 70 microgam etonogestrel vào máu, rồi từ từ giảm xuống còn 25 microgam mỗi ngày trong năm thứ 3. Như vậy có nghĩa là một que tránh thai có thời hạn sử dụng là 3 năm. Hết thời hạn, nó sẽ được lấy ra, và bạn sẽ phải cấy một que tránh thai mới thay vào chỗ cũ nếu vẫn muốn ngừa thai.

Quy trình cấy que tránh thai

 - Ảnh 2.

Quy trình cấy que tránh thai (Ảnh minh họa).

Trước khi thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của bạn. Nếu bạn cấy que tránh thai trong 5 ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, nó sẽ mang lại hiệu quả tránh thai ngay lập tức. Nhưng nếu bạn đến cấy que vào thời điểm khác, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số thông tin về hình thức ngừa thai mà bạn đang sử dụng, và hướng dẫn bạn vẫn tiếp tục ngừa thai bằng biện pháp khác sau khi cấy que trong vòng 7 ngày.

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định vị trí cần cấy que tránh thai. Tiếp theo, họ sẽ tiêm hoặc xịt một lượng nhỏ thuốc gây tê dưới da ở phía trong cánh tay không phải là tay thuận của bạn.

 - Ảnh 3.
 

Khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ cấy que tránh thai ở dưới vùng da tay bằng một dụng cụ hỗ trợ cấy vô trùng. Bên trong dụng cụ này có một chiếc ống có chứa que tránh thai.

 - Ảnh 4.
 

Tiếp theo, bác sĩ sẽ kéo chiếc ống về để lại que tránh thai lại nơi dưới da bắp tay của bạn.

 - Ảnh 5.
 

Rồi nhấc dụng cụ hỗ trợ ra khỏi cánh tay của bạn. Vậy là đã hoàn thành xong thủ thuật cấy que tránh thai.

 - Ảnh 6.

Vậy là quá trình cấy que tránh thai hoàn thành.

Có thể tại vị trí cấy que tránh thai, bạn sẽ bị chảy máu. Bác sĩ sẽ quấn băng cho nó và bạn sẽ giữ băng này trong vòng 24 giờ mới được tháo ra. 

Cấy que tránh thai có tác dụng phụ không?

Mặc dù việc cấy que tránh thai diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài phút, đồng thời nó có nhiều ưu điểm như: hiệu quả tránh thai cao, thời gian sử dụng lâu dài, có thể mang bầu ngay khi lấy que ra… nhưng nó cũng có tác dụng phụ.

Thường gặp nhất là việc các chu kỳ kinh nguyệt có thể nhẹ hơn, nặng hơn hoặc mất hẳn. Ngoài ra, sau khi cấy que tránh thai, bạn còn có thể bị đau đầu, đau ngực, buồn nôn, tăng cân không kiểm soát, nhiễm trùng nơi cấy ghép… Nếu cảm thấy cơ thể có bất thường gì xảy ra sau khi cấy que thì bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Cấy que tránh thai - tưởng không đau, hóa ra vẫn đau không tưởng - Ảnh 7.
 

Bên cạnh đó, nếu bạn có những bệnh lý tiền sử như bệnh tim, động mạch vành, đột quỵ, gan, ung thư vú thì nên nói rõ với bác sĩ trước khi làm thủ thuật cấy que tránh thai.

Nguồn: Medical, Healthline

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang