Cha mẹ "cứng đầu" nhất định không làm theo lời bác sĩ, 2 năm sau cậu bé 11 tuổi phát hiện bị bệnh thận giai đoạn cuối

Sau khi kiểm tra chức năng gan thận, Momo được chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn 5. Lúc này thận bị hư tổn rất nặng.

Hai năm trước, cậu bé Momo (tên đã được thay đổi), 7 tuổi, bị nôn mửa nhiều lần. Bố mẹ cậu bé nghĩ rằng con bị cảm lạnh nên đã đưa con đến viện. Bác sĩ nhận thấy chỉ số protein trong nước tiểu của Momo tăng cao bất thường nên đề nghị chọc thận để sinh thiết tìm nguyên nhân.

Nhưng bố mẹ Mo Mo nhất định không chịu, họ cho rằng con mình bị cảm, chỉ cần uống ít nước, mấy ngày nữa sẽ khỏe, việc sinh thiết là không cần thiết. Bác sĩ không còn cách nào khác là đề nghị bố mẹ đưa Momo đến khoa thận để khám và theo dõi nước tiểu định kỳ. Thế nhưng, cả 2 cũng không nghe bác sĩ và không đưa con đến viện khám.

Hai năm sau, Momo bất ngờ bị nôn trong lớp học bóng đá rồi ngất xỉu. Gặp lại bệnh nhân, các bác sĩ thấy mặt cậu bé đã tái vàng, toàn thân sưng phù. Sau khi kiểm tra chức năng gan thận, Momo được chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn 5. Lúc này thận bị hư tổn rất nặng.

Cha mẹ

Hầu hết mọi người đều cho rằng bệnh thận chỉ do người trung niên và cao tuổi mắc phải, tuy nhiên theo thống kê, tại Trung Quốc, trong số 360 triệu trẻ em cả nước thì có hơn 3 triệu trẻ em mắc bệnh thận, hàng nghìn trẻ em bị ảnh hưởng bởi bệnh thận ở Trung Quốc mỗi năm.

Những nguyên nhân khiến một đứa trẻ bị bệnh thận?

1. Di truyền

Bệnh thận có yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thận thì đứa trẻ trong gia đình đó cũng có khả năng mắc bệnh thận cao hơn những người bình thường.

2. Biến chứng của các bệnh khác

Một số vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như hệ thống nội tiết của trẻ có vấn đề, chất thải trong cơ thể không thể thải ra ngoài kịp thời hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể không bình thường... khiến các tế bào bất thường tấn công, dẫn đến tổn thương các cơ quan khác, bao gồm cả thận.

3. Nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng như viêm đường hô hấp trên, viêm amidan, nhiễm trùng da… tuy rất phổ biến nhưng lại là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh viêm thận.

4. Có những thói quen có hại

Một số phụ huynh không chỉ cho con ăn nhiều thịt gà, vịt, cá, thịt, trứng mà còn mua cả bột đạm cho con ăn. Thực tế, việc nạp quá nhiều chất đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể đáp ứng đủ dinh dưỡng của trẻ.

Ngoài ra, ăn nhiều muối, nhiều đường trong thời gian dài, ít vận động, nhịn tiểu và thói quen lạm dụng thuốc đều có hại cho thận.

Cha mẹ

2 triệu chứng dễ nhận biết của bệnh thận

1. Sự thay đổi trong nước tiểu

Nếu bạn bị bệnh thận, triệu chứng nhận biết đầu tiên là sự thay đổi trong nước tiểu. Nếu nước tiểu của trẻ chuyển sang màu đỏ nhạt, có bọt... thì là dấu hiệu bất thường. Bọt trong nước tiểu tăng nhiều và lâu ngày không giảm thì phải đi khám ngay. 

Ngoài ra, hãy quan sát lượng nước tiểu, nếu lượng nước tiểu của trẻ tăng hoặc giảm đột ngột, nhất là vào ban đêm, cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận.

Cha mẹ

2. Phù nề

Một đặc điểm khác của bệnh thận là phù nề. Trẻ mắc bệnh thận thường gặp biểu hiện buổi sáng ngủ dậy sẽ bị phù ở mi mắt hoặc mặt, trường hợp nặng sẽ bị phù chân tay hoặc phù toàn thân.

Bệnh thận thường khởi phát tiềm ẩn, ngay cả người lớn mắc bệnh còn khó phát hiện ở giai đoạn đầu chứ chưa nói đến trẻ em. Nhiều người khi đi khám mới phát hiện ra mình mắc bệnh thận giai đoạn đầu. 

Do vậy, tốt nhất nên đi khám định kì hoặc khi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ khuyến cáo thì nên làm các xét nghiệm cần thiết, tránh để khi cảm thấy không khỏe rồi mới đến bệnh viện khám thì bệnh thường nghiêm trọng hơn.

Theo Sohu

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang