Hãy đặt mình ở vị trí của con
Hãy ngừng cố gắng tạo ra mọi đứa trẻ giống nhau, bắt con mình phải giống con người khác |
Trong hành trình nuôi dạy con, thông thường bố mẹ tập trung nhiều vào kiểm soát con thay vì kết nối với con. Cha mẹ cần phải hiểu rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, mỗi đứa trẻ đều sở hữu trí thông minh của riêng nó, theo cách của nó, không giống bất cứ đứa trẻ nào khác. Vì thế hãy ngừng cố gắng tạo ra mọi đứa trẻ giống nhau, bắt con mình phải giống con người khác. Bố mẹ có thể bày tỏ quan điểm của riêng mình nhưng cũng đừng vì thế mà đánh mất giá trị của con trẻ.
Ví dụ khi con nói "Cái áo này xấu lắm, con không muốn mặc!", các bậc phụ huynh sau đó thường nói "Xấu đâu mà xấu, cái áo đó bao nhiêu bạn khác muốn có không được". Dần dần trẻ nhỏ sẽ ngại tranh luận và dần dần nhận ra cha mẹ có quan điểm khác mình, từ đó không sẵn sàng chia sẻ cảm xúc bản thân. Tốt nhất, phụ huynh nên khéo léo lựa chọn câu trả lời phụ hợp như "Mẹ thấy chiếc áo đó khá được đấy, nhưng nếu muốn thì con có thể đổi chiếc khác". Sau đó, hãy trò chuyện với con để hiểu con hơn.
Tôn trọng con
Trẻ em cũng có quyền riêng tư, cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều vào những việc mà con có thể tự giải quyết |
Trẻ em luôn muốn được người lớn đối xử một cách bình đẳng. Bằng cách coi con như một người trưởng thành có khả năng tự giải quyết được mọi việc, bố mẹ sẽ giúp con cảm thấy được tôn trọng và gần gũi hơn. Hãy nhớ rằng, trẻ em cũng có quyền riêng tư, cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều vào những việc mà con có thể tự giải quyết. Sau đó, hãy quan sát cách các con tự giải quyết mâu thuẫn và có lời khuyên sau khi mọi việc kết thúc. Điều này khiến trẻ biết tự xoay sở trong các tình huống và trở nên người lớn hơn.
Không chiều chuộng con
Không chiều chuộng, không coi con như một đứa trẻ cần người lớn giúp đỡ |
Không chiều chuộng, không coi con như một đứa trẻ cần người lớn giúp đỡ. Khi đã cảm thấy tự tin với những gì mình có thể làm, các em cũng sẽ dễ nói chuyện với bố mẹ hơn. Khuyến khích con làm quen với mọi thứ, được thử sức mình với nhiều công việc lớn nhỏ, chứ không phải bao bọc, nuông chiều hay làm hư con. Phụ huynh hãy chú ý quan sát từng hành vi của con và biết khi nào con đang gặp rắc rối. Nếu con có điều gì vướng mắc, con có thể thoải mái tâm sự với bố mẹ để được trợ giúp.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.