Cha mẹ tranh cãi vì sách Công nghệ giáo dục nhưng có biết sách này sắp hết hiệu lực?

(lamchame.vn) - Xung quanh cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục, ngành giáo dục cho biết sắp tới sẽ có các loại sách hỗ trợ khác và sách của giáo sư Hồ Ngọc Đại sẽ chỉ là một trong những lựa chọn khi dạy học.

Tối 12/9, ông Nguyễn Đức Hữu (Phó Vụ trưởng phụ trách vụ Giáo dục Tiểu học, bộ GD-ĐT đã thông tin về thời điểm hết hiệu lực của tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục. "Thực tế mà nói đến nay Bộ GD-ĐT sắp sửa ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, cùng với đó là chương trình các môn học thì lúc đó tài liệu tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục cũng như là sách giáo khoa hiện hành sẽ hết hiệu lực. Sau đó, căn cứ vào chương trình mới bộ GD-ĐT sẽ thẩm định và lựa chọn những tài liệu nào, bộ SGK nào đạt quy định", Phó Vụ trưởng Hữu nói.Vị này cho hay sẽ có một bộ sách của Bộ GD-ĐT được tổ chức biên soạn.

Sách Công nghệ giáo dục.

Theo ông Hữu, Nghị quyết 88 của Quốc hội sẽ ban hành một chương trình và nhiều bộ sách giáo khoa, điều này mở ra cơ hội cho các tác giả có thể biên soạn sách giáo khoa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của chương trình dạy học.

Còn có thể có những cách tiếp cận khác nhau, phương pháp khác nhau, đặc biệt là việc dạy học sinh lớp 1. Từ việc dạy đánh vần cũng như dạy viết đảm bảo theo đúng yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng. Khi ấy, cách đánh vần nào giúp cho học sinh nắm được âm và chữ viết, đặc biệt các em lớp 1 cuối năm đọc thông viết thạo thì tất cả những bộ sách ấy đều được thẩm định và sẽ phê duyệt.

Về sách Công nghệ giáo dục, theo thống kê của Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT, trong năm 2018 - 2019, cả nước có 49 tỉnh thành dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục, với gần 800.000 học sinh.

Sách này bắt đầu được đưa vào giảng dạy ở trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục, trường do chính GS Hồ Ngọc Đại sáng lập, từ năm 1979, tới năm 1986, bà Nguyễn Thị Bình (Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thơi điểm đó) khuyến khích các địa phương sử dụng.

Năm 2000, sách bị dừng thực nghiệm theo Luật Giáo dục (thực hiện một chương trình, một bộ sách giáo khoa thống nhất trong cả nước) và cho tới năm 2006, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho phép đưa trở lại thực nghiệm ở một số trường tiểu học. Hiện nay cuốn sách gây nhiều tranh cãi về phương pháp học.

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang